KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG NĂM HỌC 2024 - 2025

Thứ sáu - 27/09/2024 08:45
  PHÒNG GD & ĐT DIỄN CHÂU
TRƯỜNG TH DIỄN THÀNH
   CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
                    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
                 Số : 39/KH -THDT
                  
Diễn Thành, ngày 30 tháng 08 năm 2024
 
   KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG
NĂM HỌC 2024 - 2025
                                       
         I. Căn cứ xây dựng kế hoạch.
            Quyết định số 04/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đổi mới chương trình, SGK phổ thông”;
             Công văn số 3535/BGDĐT-GDTH, ngày 19 tháng 8 năm 2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn thực hiện nội dung hoạt động trải nghiệm cấp Tiểu học trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 từ năm học 2020 - 2021;
      Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT ngày ngày 04 tháng 9 năm 2020 về việc Ban hành điều lệ trường Tiểu học;
         Công văn số 3898/BGDĐT-GDTH ngày 30/7/2024  của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2024-2025;
       Quyết định số 2082/QĐ-UBND ngày 14/8/2024 của UBND tỉnh Nghệ An v/v ban hành khung thời gian năm học 2024-2025 đối với GDMN, GDPT và GDTX;
       Công văn số 1841/SGD&ĐT-GDTH ngày 21 tháng 8 năm 2024 của Sở GD-ĐT Nghệ An về hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2024-2025 đối với GDTH;
       Căn cứ Công văn số 310/BC - UBND ngày 14/8/2023 của UBND Huyện Diễn Châu về báo cáo tổng kết năm học 2023 – 2024  và phương hướng nhiệm vụ năm học 2024-2025 của giáo dục Diễn Châu;
       Công văn số 739/PGD&ĐT-TH ngày 29 tháng 8 năm 2024 của Phòng Giáo dục Đào tạo Diễn Châu về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2024 - 2025 cấp Tiểu học;  
       Căn cứ vào kết quả đạt được từ năm học 2023-2024, căn cứ vào tình hình thực tế nhà trường và địa phương, Trường Tiểu học Diễn Thành xây dựng Kế hoạch giáo dục năm học 2024 – 2025 như sau:
      II. Điều kiện thực hiện chương trình năm học 2024-2025
  1. Đặc điểm tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương.
   Trường tiểu học Diễn Thành đóng trên địa bàn xóm 7, xã Diễn Thành thuộc huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Trường thuộc trường hạng 1, có 38 lớp với 1472 học sinh. Trường nằm vị trí trung tâm của huyện. Diễn Thành là xã đồng bằng ven biển có diện tích 581,32ha, toàn xã được chia thành 10 xóm, có tổng số dân hiện tại 13391 người với 2886 hộ dân, người dân có nhiều thành phần kinh tế: công chức, hưu trí, kinh doanh dịch vụ, nông nghiệp.... chủ yếu sống bằng nghề trồng trọt, đánh cá và chăn nuôi. Diễn Thành là một xã người dân có truyền thống cách mạng, đoàn kết, hiếu học, yêu nước đã được Đảng và nhà nước phong tặng danh hiệu: “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ; nơi đây có khu du lịch Bãi biển, có làng văn hóa các dân tộc Việt Nam”. Có đơn vị Bộ đội Biên Phòng đóng quân sát biển trên địa bàn xóm 10 xã Diễn Thành.
Xã có hệ thống giáo dục từ bậc Mầm non đến THCS gồm 3 trường học: 1 trường Mầm non, 1 trường tiểu học, 1 trường THCS đóng trên địa bàn.
        Lãnh đạo địa phương luôn quan tâm, chăm lo công tác giáo dục của các nhà trường; nhân dân, phụ huynh học sinh an tâm về chất lượng giáo dục xã nhà, sẵn sàng phối hợp cùng với nhà trường hỗ trợ, đầu tư về các điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy học cho nhà trường.
   2. Đặc điểm tình hình nhà trường
 2.1. Học sinh.

TOÀN TRƯỜNG

TỔNG
SỐ

TRONG ĐÓ

KHỐI 1 KHỐI 2 KHỐI 3 KHỐI 4 KHỐI 5
Số lớp: 38 7 7 8 8 8
Số học sinh: 1472 275 271 320 318 288
Trong đó:  -  Nữ 719 140 141 160 139 139
- HS trái tuyến 21 5 7 4 2 3
- Khuyết tật 4 0 2 0 0 2
- HS thuộc hộ nghèo 21 2 7 4 7 3
- HS thuộc hộ cận nghèo 36 8 6 9 8 5
 - Mồ côi 10 2 2 3 2 1
 - Lưu ban 4 4 0 0 0 0
      2.2 Cán bộ GV- CNV                                                      
CÁN BỘ-GV-CNV

TOÀN TRƯỜNG

TỔNG
SỐ
NỮ ĐẢNG

TRONG ĐÓ

GHI CHÚ

TRÌNH ĐỘ

X.LOẠI  CH.MÔN

BC  

 
Th.Sĩ ĐH TC GIỎI TỈNH GIỎI HUYỆN

GIỎI TRƯỜNG

Tổng số:

54 52 38 1 48 02 0 6 35 26 53 4  
- Quản lí 3 3 3 1 2           3 0  
Tổng phụ trách đội 1   1 0 1     0   0 1 0  
- Giáo viên 48 41 36 0 41 1   5 23 26 37 3  
+ Âm nhạc - Mỹ thuật 2 2 2   4 0 0 0 4 0 4 0  
+ Tiếng Anh -Tin học 6 6 4   5     0 4   4 0  
- Phục vụ 4 4 1   3 1         3 1  
    2.3. Cơ sở vật chất:
  2.3.1. Diện tích, khuôn viên, khối phòng, trang thiết bị:
 
Tổng diện tích khuôn viên: 6.921 m2.  Diện tích bình quân: 4,6 m2/HS 
      Trong đó: + Diện tích sân chơi bãi tập:    4.500 m2
                       + 48 phòng học cao tầng; 02 phòng Tin học
                      + 01 phòng Hội đồng; 01 Phòng Thư viện; 01 Phòng Thiết bị
                       + 01 Phòng Hiệu trưởng; 02 Phòng Phó HT
                       + 01 phòng VP; 01 phòng y tế; 01 phòng chờ.
                       + 01 phòng khoa học công nghệ-GD Stem
                       + 1846 chỗ ngồi cho học sinh 923 cái bàn đôi
                       + 01 phòng bảo vệ; 01 phòng văn phòng, 01 bếp; 2 nhà để xe; 4 khu vực vệ sinh, 01 nhà kho.
- 01 thư viện ngoài trời, 38 thư viện mini tại lớp học.
          - Các loại máy văn phòng:  - Máy vi tính: 6 bộ; ; Máy in: 06
- Các phòng học, phòng chức năng trang thiết bị hiện đại, mỗi phòng được trang bị 01 tivi có kết nối Intenet.
- Có khu vệ sinh riêng cho giáo viên và học sinh; có đủ nước sạch phục vụ cho giáo viên và học sinh.
    2.3.2. Khu vệ sinh, nhà để xe, hệ thống nước sạch, thoát nước, thu gom rác.
- Khu vệ sinh dành cho GV: 03           -   Khu vệ sinh dành HS: 04
- Nhà xe dành cho giáo viên: 01          -   Nhà xe dành cho học sinh: 01
- Công trình nước sạch và hệ thống thu gom rác thải: Có nguồn nước sạch và nước mưa, có hệ thống thoát nước, thu gom rác thải đảm bảo vệ sinh môi trường.
    2.3.3. Thư viện, thiết bị:  - Thư viện: Diện tích thư viện chung của nhà trường:
45 m2. Thư viện xanh: 100 m2. Hoạt động của thư viện đáp ứng nhu cầu dạy và học của giáo viên, học sinh tuy nhiên diện tích phòng thư viện chưa đảm bảo theo quy định.
 - Thiết bị dạy học: Thiết bị dạy học theo danh mục tối thiểu: bình quân 01 lớp/bộ. Có tủ đựng hồ sơ, đồ dùng dạy học cho giáo viên và học sinh tại: 1;2 tủ/lớp.
   3. Thuận lợi, khó khăn:
  3.1. Thuận lợi:
       - Trường được Phòng Giáo dục , Đảng ủy, UBND xã quan tâm chỉ đạo sát sao Sự phối hợp giữa nhà trường với các đoàn thể nhân dân ở địa phương và Hội CMHS ngày càng có hiệu quả .
     - Địa phương diện tích không quá rộng, dân sống tập trung, trường được đặt ở vị trí trung tâm nên rất thuận lợi  cho việc đi lại học tập của học sinh.
      - Đội ngũ giáo viên có phẩm chất chính trị tốt, thương yêu học sinh, nhiệt tình giảng dạy, năng lực đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
      - Môi trường GD tốt, đại bộ phận các bậc phụ huynh chăm lo cho con em trong việc học hành. Công tác xã hội hoá giáo dục của địa phương đã có những bước phát triển mới và có chiều sâu.
     - Trường đạt KĐCL cấp độ 2 và Chuẩn Quốc gia mức độ 1 năm 2023.
   3.2. Khó khăn:
    - Chưa có nhà đa năng
   -  Một  số gia đình đi làm ăn xa nên việc quan tâm và quản lí con em có phần nào hạn chế. Số học sinh thuộc diện khó khăn vẫn còn.
  - Diện tích khuôn viên trường có hẹp so với tổng số HS.
   - Tỷ lệ GV/lớp còn thấp; giáo viên ở xa nhiều chưa đáp ứng yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày.
   - Kinh phí chi cho các hoạt động còn hạn hẹp.
                        III. MỤC TIÊU  GIÁO DỤC NĂM HỌC 2024-2025
1. Mục tiêu chung:
          1. Trường: Tập thể lao động xuất sắc
          2. Công đoàn: Vững mạnh xuất sắc
          3. Liên đội:  Xuất sắc
          4. Các Tổ chuyên môn  : Tổ LĐ tiên tiến 3/3
          5. Lớp tiên tiến : 38 lớp ( Trong đó xuất sắc 21 lớp)                              
          6. Kết quả Phổ cập:  Đạt tiêu chuẩn phổ cập tiểu học mức độ 3
          7. Giữ vững kiểm định chất lượng: Mức độ 2
          8. Giữ vững trường chuẩn Quốc gia:  Mức độ 1
          9. Thư viện -TBDH: Đạt thư viện tiên tiến ; đủ thiết bị dạy học tối thiểu  
          10. Trường đẹp:  Trường xếp loại tốt.
2. Chỉ tiêu cụ thể:
2.1. Chất lượng GD
* Đánh giá kết quả cuối năm, khen thưởng, hoàn thành chương trình lớp học
TT Nội dung L1 TL L2 TL L3 TL L4 TL L5 TL
1 Đánh giá Kết quả cuối năm 275 100 271 100 320 100 318 100 288 100
1.1 Hoàn thành xuất sắc 139 51% 156 57% 164 51% 153 47% 124 43%
1.2 Hoàn thành tốt 66 25% 66 24% 68 21% 84 26% 81 28%
1.3 Hoàn thành 60 24% 79 29% 88 28% 91 27% 83 29%
1.4 Chưa hoàn thành 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
2 Danh hiệu Khen thưởng                    
2.1 Học sinh Xuất sắc 139 49% 148 55% 137 43% 118 37% 96 42%
2.2 Học sinh Tiêu biểu hoàn thành tốt trong học tập và rèn luyện 50 18% 62 23% 67 21% 83 26% 69 30%
2.3 Khen thưởng đột xuất 3 1% 4 1.5% 6 1.9% 7 2.2% 9 4%
2.4 Đề nghị cấp trên khen thưởng 4 1.5% 5 1.8% 8 2.5% 9 2.8% 12 5%
2.5 Gửi thư khen 6 2.2% 8 3% 8 2.5% 9 2.8% 17 6%
3 Hoàn thành chương trình lớp học 275 100 271 100 320 100 318 100 288 100
3.1 Hoàn thành 275 100 271 100 320 100 318 100 288 100
3.2 Chưa hoàn thành 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
 
2.2.  Đội ngũ QL, GV, NV:
a. Xếp loại nghề nghiệp GVPT theo  TT 20/2018
          Tốt : 28/48  = 58,3 % ;  Khá : 20/48 = 41,7 %
b. GVG Cấp huyện:  05 người;
c. Công tác BDTX:  CBQL, GV tham gia bồi dưỡng theo các modun trên hệ thống đầy đủ, nghiêm túc:  48/48 = 100% đạt khá giỏi trở lên.
d. Sáng kiến kinh nghiệm cấp cơ sở :  8 SK
e. Các danh hiệu thi đua:
                    - Bằng khen Tỉnh: 1 đ/c
                    - Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở:  14 đ/c       
                    - Giấy khen của Chủ tịch UBND huyện:  02 đ/c
                    - Lao động tiên tiến:  95 % trở lên
2.3. CSVC, TBDH dạy học.
  Dự kiến mua sắm và tu bổ CSVC, trang thiết bị một số hạng mục
*  UBND Xã
- Xây mới nhà WC học sinh
*  Nguồn vận động tài trợ:   Dự kiến vận động: 345 triệu đồng
+ Tivi: 8 cái( 4 lớp 4; 4 phòng : MT,AN,2 phòng T.A)
+ Sửa và mua bàn ghế bổ sung bị hỏng và thiếu.
+ Cải tạo sân chơi bãi tập học sinh, lắp thêm mái tôn.
+ Tháo dỡ nhà WC học sinh đã xuống cấp
+ Mua 23 bộ bàn ghế phòng 5; 38 ghế ngồi học sinh
+ Sửa chữa nhỏ;  Sửa hệ thống điện,  nước; quạt tại các lớp học; bảo trì phòng máy.
+ Lắp lại toàn bộ hệ thống mạng intenet đến 44 phòng học, phòng chức năng
+ Trả nợ 27 bộ bàn ghế do UBND xã huy động XHH toàn dân của năm học 2023-2024 chưa chi trả hết.
* Nguồn chi thường xuyên
- Chống thấm phòng học ( bị bong tường, sơn)
- Bổ sung phòng họp giáo viên
- Mua 02  máy in.
- Sữa chữa máy làm việc của bộ phận hành chính
2.4. Các phong trào, hoạt động GD khác
 a) Kết quả Phổ cập giáo dục Tiểu học:
          - Huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1:  100 %
          - Trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học:  288/288 = 100%
          - Đạt Tiêu chuẩn Phổ cập Tiểu học:  Mức độ:   3
 b) Thư viện - Thiết bị:
- Thư viện :  Đạt thư viện tiên tiến
- Thiết bị: Đảm bảo đủ thiết bị dạy học tối thiểu
-  GVG Huyện : 5 đ/c
- Văn, Toán tuổi thơ cấp Huyện : 6 em( Tập thể đạt giải nhì; 01 em giải nhất; 02 em giải nhì, 2 em giải 3; 01 em đạt khuyến khích). Có 01 em dự thi cấp toàn quốc.
-  Tin học trẻ : 2 em
- Sân chơi qua mạng đạt cấp Tỉnh trở lên:  40 em
- Toefl : 20 em
IV. Tổ chức các môn học và hoạt động giáo dục
1.1:   Phân phối thời lượng các môn học và hoạt động giáo dục.
      Năm học 2024-2025 tiếp tục thực hiện Chương trình GDPT 2018 đối với lớp 1,2,3,4,5. Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Sở GD&ĐT Nghệ An  nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục đảm bảo thực hiện CTGDPT linh hoạt,chủ động, hiệu quả phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và nhà trường. Cụ thể :
Phân phối thời lượng các môn học và HĐGD/tuần.
TT Môn học và các hoạt động GD LỚP 1 LỚP 2 LỚP 3 LỚP 4 LỚP 5 GHI CHÚ
Số tiết theo TT32 Số tiết tăng Số tiết theo TT32 Số tiết tăng Số tiết theo TT32 Số tiết tăng Số tiết theo TT32 Số tiết tăng Số tiết theo
TT32
Số tiết tăng
1 Toán 3   5   5   5 0 5 0  
2 T. Việt 12   10   7   7 0 8 0  
3 TN – XH 2   2   2            
4 Khoa 0   0   0   2 0 2 0  
5 Sử & Địa 0   0   0   2 0 2 0  
6 Đạo đức 1   1   1   1 0 1 0  
7 GDTC 2   2   2   2 0 2 0  
8 N.Thuật 2   2   2   2 0 2 0  
9 T. Anh   2   2 4   4   4    
10 Tin học &CN         2   2   2    
11 HĐTN 3   3   3   3   3    
12 HĐCC   2   2              
13 TC, KNS, TA      3   3   2   2   2  
    25 7 25 7 28 2 30 2 30 2  
  Tổng số 32 32 32 32 32  
                           
 
 1.2. Phân phối số tiết dạy và hoạt động giáo dục /năm.
a) Thực hiện CTGDPT 2018
      Thực hiện dạy học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học, mỗi tiết học 35 phút; tối đa 9 buổi /tuần với thời lượng 32- 33 tiết/tuần . Kế hoạch giáo dục đảm bảo phân bố hợp lý  giữa nội dung  giáo dục, hoạt động giáo dục bắt buộc và nội dung giáo dục tự chọn nhằm giúp học sinh củng cố hoàn thành nhiệm vụ học tập trên lớp, được học các môn học tự chọn và các hoạt động giáo dục khác phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.
    Thực hiện dạy đủ các môn học, hoạt động giáo dục bắt buộc; tổ chức các hoạt động củng cố giúp học sinh hoàn thành các nội dung học tập; tạo điều kiện cho học sinh được học tập các môn học tự chọn và tham gia các hoạt động giáo dục, các sân chơi trí tuệ (English Challenge, văn toán tuổi thơ, Trạng nguyên Tiếng Việt, Tin học trẻ, Vioedu,…) đáp ứng nhu cầu, sở thích, năng khiếu của học sinh; các hoạt động tìm hiểu tự nhiên, xã hội, văn hóa, lịch sử, truyền thống của địa phương nhằm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện; chủ động lựa chọn nội dung, thời lượng, phương pháp, hình thức dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh.
      Thời khóa biểu sắp xếp khoa học, hợp lý, hài hòa giữa các môn học và hoạt động giáo dục phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.
      Việc thực hiện nội dung Hoạt động trải nghiệm (HĐTN) theo Công văn 1747/SGD&ĐT-GDTH ngày 3/9/2020 của Sở và công văn 678/PGD&ĐT Diễn Châu, ngày 3/9/2020 về việc hướng dẫn thực hiện nội dung HĐTN cấp tiểu học trong CTGDPT 2018.
       Tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch thực hiện nội dung giáo dục địa phương theo hướng tích hợp, lồng ghép trong kế hoạch giáo dục các môn học, hoạt động trải nghiệm đảm bảo tính thực tiễn, khoa học, phù hợp và không gây quá tải đối với học sinh. Tổ chuyên môn lựa chọn nội dung, mạch kiến thức phù hợp thực hiện tích hợp lồng ghép, bổ sung thay thế trong kế hoạch giáo dục các môn học và hoạt động giáo dục; kết hợp học tập trên lớp gắn với hoạt động trải nghiệm, thực hành tham quan thực tế,…nhằm giúp học sinh phát huy năng lực trong chương trình các môn học, hoạt động giáo dục vào thực tiễn địa phương. Sử dụng tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Nghệ An đối với lớp 1, 2, 3,4,5 đã được Bộ GDĐT thẩm định, phê duyệt.
        Về nội dung hoạt động trải nghiệm thực hiện theo Công văn 1747/SGD&ĐT-GDTH ngày 03/9/2020 của Sở GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện nội dung HĐTN cấp tiểu học trong Chương trình GDPT 2018; Ngoài ra tổ chức trải nghiệm tại trường; Ngày tết quê em; soạn mâm cỗ trung thu..làm thiệp chúc mừng.. Trải nghiệm đến địa chỉ đỏ trong Tỉnh và Tỉnh Hà Tĩnh cho HS lớp 3,4,5 (Tháng 3,4/2025) ; Thăm nghĩa trang liệt sỹ xã và Trải nghiệm tại Hòn Nhạn, Mường Thanh Diễn Lâm cho HS lớp 1,2 (Tháng 12/2024 và tháng 3;4/2025)
1. Môn học/hoạt động GD bắt buộc
TT Môn Khối 1 Khối 2 Khối 3 Khối 4 Khối 5
  K1 K2 CN K1 K2 CN K1 K2 CN K1 K2 CN K1 K2 CN
 
1 Tviệt 216 204 420 180 170 350 126 119 245 126 119 245 126 119 245
2 Toán 54 51 105 90 85 175 90 85 175 90 85 175 90 85 175
3 TNXH 36 34 70 36 34 70 36 34 70            
4 K.Học                   36 34 70 36 34 70
5 LS-ĐL                   36 34 70 36 34 70
6 Đ.Đức 18 17 35 18 17 35 18 17 35 18 17 35 18 17 35
7 GDTC 36 34 70 36 34 70 36 34 70 36 34 70 36 34 70
8 N.thuật 36 34 70 36 34 70 36 34 70 36 34 70 36 34 70
9 HĐTN 54 51 105 54 51 105 54 51 105 54 51 105 54 51 105
10 NN1             72 68 140 72 68 140 72 68 140
   11 C.Nghệ             18 17 35 18 17 35 18 17 35
   12 Tin học             18 17 35 18 17 35 18 17 35
  1. Hoạt động củng cố tăng cường.
  HĐCC 36 34 70 36 34 70 36 34 70 36 34 70 36 34 70
  KNS 18 17 35 18 17 35 18 17 35 18 17 35 18 17 35
  NN1 72 70 142 72 70 142                  
  TCT.Anh 36 34 70 36 34 70 36 34 70 36 34 70 36 34 70
Số tiết/tuần  1120 tiết/35 T
 = 32 tiết
1120 tiết/35 T
 = 32 tiết
1155 tiết/35 T
 = 33 tiết
1155 tiết/35 T
 = 33 tiết
1155 tiết/35 T
 = 33 tiết
Số buổi dạy/tuần 9 buổi 9 buổi 9 buổi 9 buổi 9 buổi
 Phân phối thời lượng các môn học và hoạt động GD như sau:
Số buổi dạy/tuần 9 buổi 9 buổi 9 buổi 9 buổi 9 buổi
 
2. Tổ chức dạy học các môn ngoại ngữ 1, Tin học theo Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học
a) Tổ chức dạy học các môn ngoại ngữ 1
 - Đối với lớp 1 và lớp 2:  Tiếp tục triển khai Chương trình môn tiếng Anh tự chọn bảo đảm các yêu cầu được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông. Thời lượng 70 tiết/lớp/năm. Thực hiện công tác kiểm tra đánh giá cần chú trọng quan tâm đánh giá thường xuyên để hỗ trợ học tập, không dùng kết quả để xét lên lớp.
 - Đối với lớp 3,4,5:  Thực hiện dạy học môn Tiếng Anh lớp 3,4,5 bắt buộc cho 100% học sinh theo Chương trình GDPT 2018, thời lượng 4 tiết/tuần. Tài liệu, Sách giáo khoa thực hiện danh mục do Bộ GDĐT phê duyệt và trường lựa chọn.
   Triển khai thực hiện sử dụng Hệ thống học liệu tiếng Anh trên máy tính và trực tuyến cấp tiểu học nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Anh.
          Đối với việc dạy học Tiếng Anh tăng cường:
        Căn cứ nhu cầu của học sinh, nguyện vọng của phụ huynh và điều kiện thực tế, nhà trường  hợp đồng với trung tâm Tiếng Anh dạy Tiếng Anh tăng cường cho HS, nhằm giúp học sinh có cơ hội trải nghiệm khám phá và nâng cao các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết; Nội dung chương trình, tài liệu dạy học Tiếng Anh tăng cường đã được Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT thẩm định cho phép dạy học. Thời lượng tăng thêm 2 tiết/tuần.
        * Việc xây dựng, phát triển môi trường học tập Tiếng Anh
  Xây dựng, phát triển môi trường học và sử dụng Tiếng Anh trong nhà trường như: Bố trí không gian, cảnh quan trường học; tổ chức các hoạt động ngoài giờ chính khóa, văn hóa, văn nghệ, thể dục sân trường… bằng Tiếng Anh. Thành lập câu lạc bộ “Em yêu tiếng Anh” để những học sinh có cùng sở thích được giao lưu học hỏi,trao đổi chia sẻ
    Tăng cường tổ chức cho giáo viên, học sinh học ngoại ngữ qua truyền hình, các phương tiện truyền thông, các nguồn học liệu phù hợp khác. Đẩy mạnh thực hành ngoại ngữ qua các hoạt động như đọc truyện, hoạt động trải nghiệm, tạo môi trường ngoại ngữ ngoài lớp học, các sân chơi, giao lưu cho học sinh.
    Động viên khuyến khích học sinh tham gia các sân chơi English Challenge trên Đài Phát thanh và Truyền hình Nghệ An; tham gia các kỳ giao lưu Toán-Tiếng Anh; tham gia đánh giá năng lực tiếng Anh TOEFL Primary dành cho học sinh từ lớp 2 đến lớp 5, ... để các em được tiếp cận theo chuẩn tiếng Anh quốc tế.
b) Tổ chức dạy học môn Tin học.
Tổ chức dạy học môn Tin học bắt buộc cho tất cả học sinh lớp 3,4,5 theo yêu cầu được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông; triển khai thực hiện các giải pháp để tổ chức dạy học môn Tin học theo hướng dẫn của bộ GD ĐT; có các giải pháp nâng cao năng lực Tin học cho học sinh phổ thông theo Quyết đinh phê duyệt của UBND Tỉnh.
 Tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục tin học, giáo dục kỹ năng công dân số cho học sinh theo hướng dẫn của Bộ GD ĐT trong đó tăng cường hoạt động giáo dục kỹ năng công dân số cho học sinh lớp 1, lớp 2 để thực hiện “hình thành sớm các kỹ năng cần thiết cho công dân số” đồng thời làm cơ sở để học sinh tiếp cận, học tập thuận lợi môn Tin học ở các lớp 3, lớp 4, lớp 5. Đối với lớp 3, lớp 4, lớp 5 tăng cường thời lượng, nội dung theo từng chủ đề, mạch kiến thức nhằm củng cố, khắc sâu các kiến thức trong môn Tin học đồng thời tạo điều kiện để học sinh được nghiên cứu, tìm hiểu, khám phá, đào sâu, mở rộng kiến thức Tin học, phát triển năng lực Tin học.
   Tổ chức tập huấn, xây dựng kế hoạch triển khai giáo dục kỹ năng công dân số theo Chương trình giáo dục phổ thông theo hướng dẫn của Sở GDĐT.
      3. Tổ chức dạy học nội dung giáo dục địa phương theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018
Thực hiện nội dung giáo dục địa phương theo Công văn số 193/SGDĐT-GDTH ngày 08/02/2023 của Sở GDĐT về việc hướng dẫn chỉ đạo thực hiện nội dung giáo dục địa phương trong Chương trình GDPT 2018; Công văn 1640/SGDĐT- GDTH ngày 30/7/2024 của Sở GD ĐT về việc triển khai nội dung giáo dục địa phương năm học 2024-2025( có phụ lục đính kèm).
       4. Triển khai giáo dục STEM
      Xây dựng nội dung giáo dục STEM lồng ghép vào kế hoạch dạy học các môn học. Căn cứ vào tình hình thực tế của học sinh, chủ động lựa chọn những nội dung  hợp lí để thực hiện trong quá trình dạy học. Mỗi khối lớp chỉ đạo thực hiện lồng ghép dạy học STEM 5 chủ đề . Cụ thể: Lớp 1: 5 chủ đề. Khối 2: 5 chủ đề. Khối 3: 5 chủ đề, Khối 4: 5 chủ đề. Khối 5: 5 chủ đề
             Hoạt động GD STEM Năm học 2024 – 2025( có phụ lục đính kèm)
Lớp Số chủ đề Môn học chủ đạo Ghi chú
LỚP 1 5 chủ đề Toán, TNXH, MT  
LỚP 2 5 chủ đề Toán, TNXH, MT  
LỚP 3 5 chủ đề Toán, TNXH, MT  
LỚP 4 5 chủ đề Toán, Khoa học, MT, Công nghệ  
LỚP 5 5 chủ đề Toán, Khoa học  
    Chú trọng công tác tổ chức tập huấn, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, tổ chức đánh giá, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm đảm bảo triển khai thực hiện giáo dục STEM hiệu quả và thiết thực. Thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh, học sinh về vai trò của giáo dục STEM. Hướng dẫn giáo viên sử dụng hiệu quả nguồn học liệu tại địa chỉ website https://stemtieuhoc.edu.vn và tổ chức lựa chọn tài liệu, các nguồn học liệu khác theo quy định( có phụ lục đính kèm)
  5. Các hoạt động giáo dục tập thể và theo nhu cầu người học.
5.1. Các hoạt động giáo dục tập thể thực hiện trong năm học.
 
Tháng Chủ điểm Nội dung trọng tâm Hình thức LL tham gia
9/2024 Truyền thống nhà trường -Tổ chức Lễ khai giảng
-Triển khai nội quy Trường, Lớp
-Tổ chức Vui Tết trung thu
- Chỉ đạo tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề từng khối lớp.
-Triển khai chương trình “ Tư vấn tâm lí học đường; phong trào xây dựng “Lớp học thân thiện, hạnh phúc”
Toàn trường
Toàn trường
 
Toàn trường
 
Theo khối
 
 
Toàn trường
TPT; BGH; GV
TPT; GVCN
 
TPT;GVCN
 
TPT;GVCN
 
 
TPT; GVCN
 
10/2024 Vòng tay bè bạn - Phát động thi đua chào mừng 20/10
- Triển khai hoạt động trải nghiệm
- Tổ chức sinh hoạt chuyên đề
- Triển khai phong trào “ Nói lời hay làm việc tốt”
Toàn trường
 
Khối, lớp
 
Khối 5
 
Toàn trường
BGH;TPTĐ; GVCN
 
GVCN
 
GV K4,5
 
TPTĐ; GV
11/2024
 
Biết ơn thầy cô giáo - Phát động thi đua chào mừng 20/11
- Tổ chức “Hội diễn văn nghệ 20/11”
-Tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ điểm
- Tuyên truyền, giáo dục “ Tôn sư trọng đạo”
Toàn trường
 
Khối, lớp
 
Khối, lớp
 
Khối lớp
BGH;TPTĐ; GVCN
 
TPTĐ;GVCN
 
GVCN
 
GVCN
12/2024 Uống nước nhớ nguồn - Phát động thi đua chào mừng 22/12
-Tổ chức thăm di tích lịch sử địa phương và dâng hương nghĩa trang liệt sĩ
-Tổ chức hoạt động văn nghệ chào mừng
-Phát động phong trào “ Nuôi  lợn nhựa”
Toàn trường
 
Khối 3,4
 
 
 
Toàn
trường
Khối, lớp
BGH;TPTĐ; GVCN
 
TPT; GVCN
 
 
 
TPTĐ; GVCN
 
TPTĐ; GVCN
1/2025 Ngày tết quê em -Tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ điểm từng khối, lớp
-Tổ chức chương trình “Mùa đông ấm - Tết yêu thương”
-Kí cam kết “Không đốt pháo trong dịp tết”
Khối, lớp
 
 
Toàn trường
 
 
Lớp
BGH;GVCN
 
 
TPTĐ;GVCN
2/2025 Em yêu Tổ quốc Việt Nam - Tổ chức cho HS vẽ tranh theo chủ đề “ Quê hương em”
-Nâng cao công tác tuyên truyền, tổ chức hoạt động giáo dục tập thể, trải nghiệm, sinh hoạt Đội – Sao theo chủ
điểm
- Tổ chức các trò chơi dân gian
Toàn trường
 
 
 
Khối, lớp
 
 
 
 
Khối lớp
 
BGH;TPTĐ; GV
 
 
 
GVCN
 
 
 
 
TPTĐ; GVCN
3/2025 Yêu quý mẹ và cô - Phát động thi đua chào mừng ngày 8/3.
-Tổ chức hoạt động trải nghiệm chào mừng
-Tổ chức ngày hội thiếu nhi 26/3
Toàn trường
 
Khối, lớp
 
Toàn trường
BGH;TPTĐ; GVCN
 
GVCN
 
TPTĐ; GVCN
4/2025 Hòa bình và hữu nghị -Triển khai sinh hoạt chuyên đề: Phòng chống đuối nước
-Tiếp tục triển khai hoạt động trải nghiệm
-Tổ chức hội thi “Rung chuông vàng” chủ đề ; chào mừng ngày 30/4 và 1/5
Toàn trường
 
 
Khối, lớp
 
Khối 4,5
BGH;TPT
 
GCVN
GVCN
5/2025 Bác Hồ kính yêu - Phát động thi đua chào mừng ngày 15/5; 19/5; 15/5
-Tổ chức tìm hiểu, xem phim tư liệu về Bác.
-Tổ chức hoạt động ngày thành lập Đội 15/5
-Tổ chức Tổng kết năm học
Toàn trường
 
 
Khối, lớp
 
Toàn trường
 
Toàn trường
BGH;TPT
 
 
GVCN
 
TPT ; GV
 
TPT; GV
   5.2. Tổ chức các câu lạc bộ, các hoạt động cho học sinh sau giờ học chính thức trong ngày, theo nhu cầu người học.
         Căn cứ nhu cầu, sở thích của học sinh; trên cơ sở thống nhất tự nguyện của học sinh, cha mẹ học sinh và các điều kiện đảm bảo để tổ chức các hoạt động sau giờ học chính thức trong ngày. Việc tổ chức hoạt động sau giờ học chính thức trong ngày cần phải đảm bảo an toàn, hiệu quả theo đúng mục tiêu đề ra và đảm bảo theo các quy định tại Thông tư 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/2/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa và Nghị quyết số 31/NQ-HĐND ngày 13/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An về quy định mức thu tối đa các khoản thu dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục của nhà trường đối với cơ sở giáo dục công lập, mức thu tuyển sinh các cấp học trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
        Hoạt động sau giờ học chính thức trong ngày có thể tổ chức dưới hình thức sinh hoạt câu lạc bộ (Em yêu tiếng Việt, Em yêu toán học, CLB “ Em yêu Lịch sử”,  CLB tiếng Anh, Toán tuổi thơ, Aerobic, bóng bàn, bóng rổ,...);
        - Phối hợp với Trung tâm giáo dục kỹ năng sống  để tổ chức dạy học giáo dục kỹ năng sống  cho học sinh từ K1-5 theo các tài liệu đã được Bộ, Sở GD&ĐT thẩm định,  từng bước tiếp cận hoạt động giáo dục STEM.
       - Phối hợp với Trung tâm dạy tăng cường Tiếng Anh cho HS khối 1-5.
TT Nội dung Hoạt động Đối tượng
 Quy mô
Thời gian Địa điểm
1 Đọc sách tại thư viện Đọc sách HS/Lớp, nhóm Đầu giờ và giờ ra chơi Thư viện
Lớp học
2 Vui chơi tự do trong khuôn viên trường Vui chơi HS/Lớp, nhóm, CN Giờ ra chơi Sân trường
3 Ca múa hát sân trường Múa hát
Thể dục
HS/Lớp, nhóm Giờ ra chơi Sân trường
4 Tiếng Anh tăng cường Học T.Anh HS/lớp Chiều thứ 6 Lớp học
5 KNS Học KNS HS/theo lớp   Theo TKB Lớp học
  5.3. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm ngoài nhà trường
    Về nội dung hoạt động trải nghiệm thực hiện theo Công văn 1747/SGD&ĐT-GDTH ngày 03/9/2020 của Sở GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện nội dung HĐTN cấp tiểu học trong Chương trình GDPT 2018. cụ thể trong năm học 2024-2025, nhà trường sẽ tổ chức cho HS:
TT Nội dung Đối tượng Thời gian Kinh phí
1 - Thắp hương  nghĩa trang liệt sỹ xã , thăm hỏi gia đình liệt sĩ, thương binh nặng
- Trải nghiệm tại Đền thờ PCK; Hòn Nhạn; Mường Thanh DC
- Khối 1,2 - Tháng 12/2024
 
 
 
- Dự kiến tháng 3;4 /2024
 
XHH từ các bậc phụ huynh và mạnh thường quân
2 -Thăm nhà thờ họ Cao tại xóm 10 - Khối 3 - Tháng 12/2024 XHH từ các bậc phụ huynh và mạnh thường quân
3 -Trải nghiệm, thăm các địa chỉ đỏ như Quê Bác, Quân khu 4, Quảng trường Hồ Chí Minh, khu du lịch Hòn Nhạn; Mường Thanh; trải nghiệm kiến thức đã học. - Khối 3;4;5 - Dự kiến tháng 3,4/2025 XHH từ các bậc phụ huynh và mạnh thường quân
 
 6. Kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục (Phụ lục 1 kèm theo)
                                   V. Các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện
                                         A, Nhiệm vụ chung
1. Thực hiện hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT; tăng cường bảo đảm an toàn trường học[1]; tăng cường trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục trong tổ chức thực hiện kế hoạch năm học.
2. Tiếp tục làm tốt công tác tham mưu, phối hợp thực hiện quy hoạch phát triển mạng lưới trường, lớp phù hợp với thực tiễn; đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học  và tỷ lệ, cơ cấu giáo viên để duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học, thực hiện giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc theo quy định của Luật Giáo dục 2019.
3. Đẩy mạnh chuyển đổi số, đổi mới công tác quản lý, quản trị trường học ;  không ngừng nâng cao năng lực quản trị nhà trường của đội ngũ cán bộ quản lý; thực hiện hiệu quả công tác đánh giá cán bộ quản lý, giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học và chuẩn hiệu trưởng  và thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên của cán bộ quản lý, giáo viên theo quy định.
4. Phát động, tổ chức các phong trào thi đua, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục tại địa phương.
5. Tiếp tục thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát theo thẩm quyền; khai thác, sử dụng sách giáo khoa, các nguồn học liệu, thiết bị dạy học hiệu quả, phù hợp thực tiễn; vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
                                         B.   Nhiệm vụ cụ thể
    1. Công tác truyền thông về giáo dục.
     - Xây dựng kế hoạch truyền thông về chuyển đổi số, đổi mới chương trình, sách giáo khoa, truyền thông đối với cha mẹ học sinh trong việc phối hợp thực hiện giáo dục học sinh… Tổ chức truyền thông đa phương tiện nhằm tuyên truyền, định hướng các chủ trương , chính sách mới về giáo dục; chủ động xử lý các vấn đề truyền thông tại địa phương; nâng cao việc phân tích và xử lý thông tin để đáp ứng yêu cầu truyền thông của ngành. Tiếp tục tăng cường truyền thông nội bộ bảo đảm các chủ trương đổi mới, quy định của ngành đến từng cán bộ, giáo viên và người lao động trong các cấp quản lý và cơ sở giáo dục; tổ chức truyền thông gương người tốt, việc tốt trong quá trình thực hiện đổi mới giáo dục và đào tạo; tổ chức tập huấn cho cán bộ chuyên trách truyền thông nhằm nâng cao kỹ năng phát ngôn và cung cấp thông tin về giáo dục .
        - Khuyến khích CBQL- GV - NV trong trường chủ động viết và đưa tin, bài về   các hoạt động của ngành, của trường, tập trung vào các tin bài về việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 nhất là các gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến của cấp học để khích lệ các thầy cô giáo, các em học sinh phấn đấu, vươn lên, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng.
      - Tiếp tục làm tốt công tác truyền thông về việc phòng, chống dịch bệnh trong nhà trường.
  2. Phát triển đội ngũ nhà giáo.
 2.1. Bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ nhà giáo, CBQL
      Tiếp tục bồi dưỡng cán bộ quản lí theo Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT ngày 20/7/2018 của Bộ GDĐT Quy định về Chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông; rà soát, đánh giá đội ngũ giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông theo Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT  ngày 22/8/2018 của Bộ GD ĐT quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông, trên cơ sở đó xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực để đáp ứng chuẩn và đáp ứng Luật giáo dục 2019.
       Tạo điều kiện để tất cả cán bộ quản lý, giáo viên  được tham gia các đợt tập huấn năng cao năng lực quản lý, tổ chức dạy học đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học. Thực hiện tốt quy chế dân chủ, nâng cao vai trò, trách nhiệm, lương tâm, đạo đức nhà giáo; mỗi thầy giáo, cô giáo phải thực sự là tấm gương sáng cho các em học sinh noi theo.
       Xây dựng và triển khai tốt kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên
      Ban giám hiệu tăng cường dự giờ thăm lớp để hỗ trợ, tư vấn kịp thời cho giáo viên trong quá trình thực hiện CT, SGK đối với các lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4, lớp 5
      Tổ chức hội thảo cấp trường về thực hiện CT, SGK đối với lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4, lớp 5.
       Tổ chức cho GV nghiên cứu tài liệu, CT, SGK lớp 5, xây dựng kế hoạch GD nhà trường, kế hoạch GD môn học, hoạt động giáo dục đáp ứng yêu cầu cần đạt của CTGDPT 2018. Tăng cường sinh hoạt chuyên môn tổ, CM trường nhằm chia sẻ, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho GV. Thực hiện nghiêm túc chương trình bồi dưỡng thường xuyên phù hợp nhu cầu phát triển phẩm chất, năng lực nghề nghiệp của mỗi giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
       Bố trí chuyên môn phù hợp cho 02 GV hợp đồng trường.
 2.2. Đổi mới hình thức tổ chức và PPDH
Thực hiện linh hoạt phương pháp, hình thức, kỹ thuật tổ chức dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh; vận dụng phù hợp những thành tố tích cực của các mô hình, phương thức giáo dục tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, đặc biệt là đổi mới tổ chức hoạt động giáo dục trên lớp học; tăng cường tổ chức thực hành trải nghiệm, tích hợp nội dung giáo dục địa phương, vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.
Tiếp tục áp dụng các thành tố tích cực mô hình trường học mới phù hợp; tiếp tục thực hiện dạy học theo phương pháp Bàn tay nặn bột trong dạy học môn Tự nhiên-Xã hội, Khoa học, dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới; vận dụng phương pháp “Sơ đồ tư duy”, dạy học theo Dự án vào tổ chức dạy học một số môn học phù hợp.
2.3. Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học
     Tổ chức hiệu quả sinh hoạt chuyên môn (SHCM) tại các tổ chuyên môn trong trường ; chú trọng đổi mới nội dung và hình thức SHCM thông qua hoạt động dự giờ, nghiên cứu bài học theo quy định tại Công văn số 1315/BGDĐT-GDTH ngày 16/4/2020 về Hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn thực hiện Chương trình GDPT cấp tiểu học.
 
3.Thực hiện hiệu quả các phương pháp và hình thức đánh giá học sinh
      Thực hiện đánh giá học sinh tiểu học theo quy định tại Thông tư 27/2020/TT-BGD ĐT ; thực hiện đánh giá học sinh phù hợp với kế hoạch dạy học, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; không kiểm tra, đánh giá vượt quá yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
    Thực hiện có hiệu quả các hình thức, phương pháp đánh giá áp dụng cho đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ. Thực hiện xây dựng ma trận đề, ngân hàng câu hỏi, ngân hàng đề kiểm tra phục vụ cho đánh giá định kỳ đối với các môn học có bài kiểm tra định kỳ. Việc thực hiện các phương pháp, hình thức đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục phải bảo đảm yêu cầu về tính trung thực, khách quan, công bằng, đánh giá chính xác kết quả học tập và rèn luyện của học sinh.
      Thực hiện nghiêm túc việc bàn giao kết quả giáo dục cuối năm học, tổ chức khen thưởng đúng thực chất, đúng quy định, tránh hiện tượng khen tràn lan gây bức xúc cho cha mẹ học sinh và dư luận xã hội.
    Tiếp tục tổ chức tập huấn, hướng dẫn giáo viên về hình thức tổ chức, phương pháp đánh giá thường xuyên; biên soạn đề và tổ chức thực hiện bài kiểm tra định kỳ các môn học theo Thông tư 27/2020/TT- BGD ĐT và Quyết định 2904/QĐ-BGD ĐT ngày 07/10/2022.
    4. Phụ đạo học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kỹ năng môn học và bồi dưỡng học sinh năng khiếu,  các cuộc giao lưu, các câu lạc bộ, sân chơi trí tuệ, … đáp ứng nhu cầu, sở thích.
      Đẩy mạnh công tác phụ đạo học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kỹ năng môn học trong từng tiết dạy. Phát hiện và bồi dưỡng học sinh năng khiếu; Chỉ đạo dạy học đến mọi đối tượng học sinh, quan tâm nhiều đến đối tượng học sinh khó khăn, đánh giá học sinh nhằm động viên khích lệ học sinh, tư vấn kịp thời để học sinh điều chỉnh quá trình học tập.
       GV nắm vững số HS chưa đạt chuẩn, học sinh có khó khăn trong học tập từ đó có kế hoạch phụ đạo cụ thể ngay trong từng tiết dạy; phối hợp kịp thời với phụ huynh để giúp đỡ các em.
      + Giảm bớt nội dung những câu hỏi khó, bài khó đối với đối tượng đại trà, đối tượng học sinh khó khăn về học; ưu tiên củng cố các kỹ năng cốt lõi về nghe, nói, đọc, viết và tính toán ở mức độ cơ bản nhất.
       + Lựa chọn, thay thế các dữ liệu trong sách giáo khoa mà xa lạ với học sinh nhằm giúp các em có điều kiện tiếp cận và củng cố các kỹ năng thuận lợi nhất.
        + Tăng thời lượng dạy học đối với một số bài dài, bài khó cho học sinh của lớp mình đảm bảo tính phù hợp.
       Coi trọng việc phát hiện và bồi dưỡng những khả năng nổi trội của học sinh. Trên cơ sở sự tự nguyện của học sinh và phụ huynh, nhà trường xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động giao lưu, các sân chơi trí tuệ như Câu lạc bộ tiếng Anh, giao lưu Văn, Toán tuổi thơ….
- Tham gia đầy đủ và có hiệu quả  cuộc thi: giao lưu Văn, Toán tuổi thơ, thi Tin học trẻ….
-  Động viên, khuyến khích học sinh tự nguyện tham gia các sân chơi “ Trạng nguyên Tiếng Việt”, Vioedu, IOE,… trên Internet, sân chơi English Challenge do Đài Phát thanh -Truyền hình Nghệ An tổ chức; thi TOEFL....nhằm bổ sung kiến thức, rèn luyện các kỹ năng đáp ứng yêu cầu của CTGDPT theo hướng phát triển  phẩm chất, năng lực học sinh.
   - Xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động trải nghiệm theo chủ điểm của  từng tháng .
     5. Đổi mới công tác quản lý, quản trị trường học:
- Thực hiện đổi mới hiệu quả công tác quản lý giáo dục; tăng cường quản lý việc thực hiện các liên kết với nước ngoài có sử dụng các chương trình giáo dục tích hợp được Bộ GD ĐT thẩm định, phê duyệt và cho phép sử dụng; quan tâm việc thực hiện các nội dung về tổ chức hoạt động giáo dục theo nhu cầu người học, thực hiện đúng các khoản thu dịch vụ theo quy định; thực hiện quy chế dân chủ và trách nhiệm giải trình tại nhà trường được quy định trong Nghị định.
- Tăng cường kỷ luật, kỷ cương gắn liền với thực hiện dân chủ cơ sở; đảm bảo công khai theo quy định tại Thông tư 09/2024/TT-BGD ĐT ngày 03/06/2024 của Bộ GDĐT.
- Tiếp tục đổi mới công tác quản lí, quản trị trường học. Tổ chức ký cam kết giữa Hiệu trưởng với GV, Tổ trưởng chuyên môn về việc đảm bảo chất lượng giáo dục học sinh của các môn, khối lớp. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm định chất lượng giáo dục.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường phân cấp quản lý, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm các tổ chuyên môn, GV trong việc thực hiện chương trình, nhiệm vụ chuyên môn và chất lượng giáo dục.
- Đẩy mạnh khai thác, sử dụng công nghệ thông tin trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; cập nhật kịp thời đầy đủ thông tin trên cơ sở dữ liệu ngành. Thực hiện tinh giản hồ sơ nhà trường
-Tăng cường tổ chức các tiết dạy học, các hoạt động giáo dục, tập huấn, bồi dưỡng, sinh hoạt chuyên môn, hội thảo chuyên môn... bằng hình thức trực tuyến.
6. Phụ đạo HS chưa đạt chuẩn KTKN môn học và bồi dưỡng HSNK, các cuộc giao lưu, CLB. Sân chơi trí tuệ… đáp ứng nhu cầu sở thích
6.1. Phụ đạo học sinh chưa đạt CKTKN môn học:
 -Lập Danh sách Học sinh yếu
- Từ thực trạng trên, bộ phận chuyên môn tiến hành họp bàn bạc để tìm ra biện pháp và phân công giáo viên giảng dạy.
-Tổ trưởng chuyên môn phối hợp với BGH triển khai công tác phụ đạo, hướng dẫn giáo viên  trong tổ thực hiện và thường xuyên kiểm tra đôn đốc, nhắc nhở.
-Tổ trưởng chuyên môn phối hợp với CTCĐ vận động GV tham gia tích cực công tác bồi dưỡng và phụ đạo học sinh.
-Mỗi giáo viên chủ nhiệm tự đề ra biện pháp phụ đạo cho phù hợp với độí tượng trong lớp mình giảng dạy. Giáo viên chủ nhiệm trong quá trình phụ đạo cần nắm được sự tiến bộ hay chưa tiến bộ của học sinh để có biện pháp hiệu quả hơn, báo cáo kết quả phụ đạo học sinh chưa hoàn thành của lớp mình cho tổ chuyên môn. Trên cơ sở đó cùng nhau bàn bạc biện pháp giáo dục tiếp theo. Ngoài ra, mỗi giáo viên chủ nhiệm phải chịu trách nhiệm về kết quả giáo dục học sinh chưa hoàn thành của lớp mình .
-Phụ huynh theo dõi việc học con em và cùng với GVCN có biện pháp giúp đỡ, hỗ trợ.
Thời gian thực hiện:
– Kể từ ngày 10/9/2024  đến khi kết thúc năm học.
+ Trong từng tiết dạy của giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn, vào cuối mỗi buổi học.
+ Trong tuần dạy vào tiết HDH.
Tổ chức kiểm tra : Cùng với các kỳ kiểm tra của phân phối chương trình.
   Phân công GV phụ đạo :
   Nhà trường giao trách nhiệm, nhiệm vụ đến giáo viên chủ nhiệm lớp, gáo viên dạy bộ môn căn cứ vào tình hình thực tế học sinh, qua việc trực tiếp giảng dạy và khảo sát chất lượng ( nắm được những HS yếu môn học hay ND kiến thức, năng lực, phẩm chất) để phụ đạo, hỗ trợ HS
 6.2. Bồi dưỡng học sinh năng khiếu
- Vào đầu năm học, nhà trường giao cho giáo viên phát hiện, lựa chọn học sinh có năng khiếu tốt các môn học ở tất cả các khối lớp như: Toán, Tiếng Việt; tiếng Anh; Âm nhạc; Mĩ thuật …
-Đối với các môn Âm nhạc, Mỹ thuật tổ chức dưới dạng các Câu lạc bộ; Môn Tiếng Anh triển khai dạy học tăng cường; Môn Toán, Tiếng Việt đẩy mạnh dạy phân hoá đối tượng theo từng tiết trong chương trình GDPT.
- Giao cho đ/c Hoàng Thị Long-Phó hiệu trưởng xây dựng kế hoạch tổ chức các sân chơi trí tuệ như Toán tuổi thơ; Rung chuông vàng tiếng Anh, Câu lạc bộ Em yêu Lịch sử… để các em học sinh được giao lưu học tập và trực tiếp chỉ đạo công tác bồi dưỡng cho học sinh năng khiếu.
- Động viên, khuyến khích học sinh tự nguyện tham gia các sân chơi Trạng nguyên tiếng Việt, Trạng nguyên toàn tài, IOE…. trên Internet nhằm bổ sung kiến thức, rèn luyện các kỹ năng đáp ứng yêu của CTGDPT theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh (Các GV chủ nhiệm chịu trách nhiệm động viên, khuyến khích học sinh tham gia)
- Tổ chức giao lưu các môn học thuộc lĩnh vực tiếng Anh, Mĩ thuật, Âm nhạc tạo sân chơi cho học sinh tham gia (Theo hướng hoạt động trải nghiệm).
- Chỉ đạo giáo viên xây dựng chương trình bồi dưỡng từng bộ môn của tổ và theo dõi tiến độ chương trình bồi dưỡng, chất lượng các lớp bồi dưỡng nhằm đảm bảo chất lượng học sinh năng khiếu.
-Phân công bồi dưỡng lớp 5: Câu lạc bộ Toán-Tiếng Việt: cô Đ. Bình, cô Nhài
-Lớp 4 cô Đức, Lớp 3 cô Hiển, lớp 2 cô T.Mai, Lớp 1 cô Liễu
  • Câu lạc bộ Tiếng anh cô Nhài
  • Câu lạc bộ Mĩ thuật: Cô Chu Mai
  • Câu lạc bộ Âm nhạc cô Dung
  • Khoa học sáng tạo thầy Dũng
6.3.Thực hiện giáo dục đối với HS khuyết tật hòa nhập, HS có hoàn cảnh khó khăn.
* Đối với trẻ khuyết tật hoà nhập: Năm học 2024-2025 trường có 4 học sinh hòa nhập: lớp 1, lớp 3, lớp 4
- Thực hiện Thông tư số 03/2018/TT-BGDĐT ngày 29/01/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật; Nâng cao chất lượng giáo dục đối với trẻ khuyết tật theo Luật Người khuyết tật và các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục người khuyết tật.
- Phát huy tinh thần gần gũi, chia sẻ của giáo viên để giúp học sinh không mặc cảm, tạo động lực động viên HS khuyết tật, thiệt thòi vươn lên.Làm tốt công tác phối hợp với gia đình học sinh để huy động sự tác động tích cực từ phía phụ huynh, gia đình HS trong công tác giáo dục HS khuyết tật, thiệt thòi.
- Căn cứ vào điều kiện thực tế và khả năng của học sinh khuyết tật, các giáo viên lớp có học sinh khuyết tật chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục hòa nhập phù hợp, thiết thực để đảm bảo các điều kiện giúp trẻ khuyết tật được tiếp cận giáo dục.
- Đối với trẻ khuyết tật có thể tiếp thu về chữ viết nhà trường đã động viên khuyến khích GV cho HS xuống lớp dưới để học đọc, viết giúp các em biết đọc viết.
- Tổ chức dạy học, đánh giá phù hợp với từng loại khuyết tật. Không đánh giá học sinh khuyết tật theo chuẩn KT- KN như học sinh bình thường mà chỉ ghi nhận những tiến bộ của từng em. Sử dụng cuốn Hồ sơ theo dõi và không xem xét lưu ban đối với học sinh khuyết tật; Hồ sơ xác nhận khuyết tật của học sinh do Hội đồng giám định có thẩm quyền theo Thông tư số 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT ngày 28/12/2012.
* Đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách:
   Toàn trường có 47 em có hoàn cảnh khó khăn ( nghèo và cận nghèo), 2 HS con mồ côi
- Thực hiện đảm bảo chế độ hỗ trợ theo quy định kịp thời cho các đối tượng học sinh thuộc diện hộ nghèo, con thương binh, …
- Luôn quan tâm động viên và tạo điều kiện để các em tự tin, phấn vượt lên hoàn cảnh học tập đạt kết quả cao. Hội phụ huynh luôn có phần quà tặng HS nghèo trong dịp Tết trung thu.
- Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động các nhà hảo tâm hỗ trợ kinh phí để động viên, hỗ trợ các em học tập đạt kết quả cao nhất là vào đầu năm học, các dịp lễ tết.
- Tổ chức tốt các phong trào “Tết yêu thương”, “đàn gà khăn quàng đỏ”... để động viên, khích lệ học sinh vươn lên trong học tập.
- Căn cứ vào điều kiện thực tế và nhu cầu, khả năng của học sinh khuyết tật, giáo viên chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục hòa nhập phù hợp, thiết thực để đảm bảo hiệu quả, chất lượng giáo dục học sinh khuyết tật. Tăng cường tuyên truyền trong đội ngũ  giáo viên về vấn đề giáo dục hòa nhập, trong đó học sinh học hòa nhập được học tập và đánh giá theo kế hoạch giáo dục cá nhân; tùy theo dạng khuyết tật, mức độ khuyết tật mà học sinh được miễn một phần, một số nội dung, một số môn học với mục tiêu giúp học sinh khuyết tật được tương tác cùng bạn bè, các em hòa nhập và yêu cuộc sống.
7. Công tác tài chính - Thống kê, kế hoạch.
  7.1. Công tác tài chính :
- Thực hiện nghiêm các quy định về quản lý tài chính, không để xảy ra tình trạng lạm thu, thu quá quy đinh. Thực hiện thu chi theo đúng quy định của nhà nước. Thực hiện việc thanh toán không dung tiền mặt trong lĩnh vực giáo dục.
- Quản lí tốt tài chính tài sản. Chú trọng hồ sơ quản lí tài sản; Kiểm kê, khấu hao, thanh lí tài sản hàng năm theo quy định của Bộ tài chính. Thực hiện chi tiêu hợp lý, đúng kế hoạch, kiểm kê, kiểm tra định kỳ và công khai các khoản thu chi theo đúng quy định của nhà nước.
- Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp với tình hình của đơn vị trên cơ sở các văn bản pháp luật quy định.
- Nhận trả chế độ lương và phụ cấp cho CBGV đầy đủ kịp thời. Đảm bảo
cân đối giữa thu và chi, tất cả phải  thực hiện theo quy định, khi làm chứng từ thu chi phải kí duyệt. Hàng tháng quyết toán các chứng từ thu, chi.
7.2. Công tác thống kê, kế hoạch
- Công tác thống kê, kế hoạch đảm bảo tính chính xác, khoa học, kịp thời, sử dụng thành thạo phần mềm trong báo cáo thống kê, trong xây dựng và quản lí kế hoạch về nhà trường, CSVC, đội ngũ.. Thực hiện tốt công tác dự báo, xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn.
- Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo kịp thời, đầy đủ, chính xác.
 8. Công tác đảm bảo chất lượng, KĐCL và xây dựng trường chuẩn Quốc gia
       8.1  Công tác đảm bảo chất lượng giáo dục
- Triển khai hiệu quả kế hoạch thực hiện công tác đảm bảo chất lượng trong cơ sở giáo dục phổ thông giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030.
- Tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các cơ quan, tổ chức đơn vị, nhất là người đứng đầu trong việc triển khai đảm bảo chất lượng giáo dục, huy động nguồn lực để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đưa nhiệm vụ công tác đảm bảo chất lượng vào kế hoạch phát triển, kinh tế xã hội của địa phương. Xác định chuẩn đầu ra của Chương trình giáo dục nhà trường nhằm khẳng định chất lượng kết quả giáo dục; tổ chức tự đánh giá để xác định đúng thực trạng trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng phù hợp.
- Giao đ.c Long trực tiếp phụ trách công tác đảm bảo chất lượng.
        8.2. Kiểm định chất lượng
      - Giữ vững trường đạt kiểm định chất lượng cấp độ 2: Tổ chức tự đánh giá để xác định đúng thực trạng trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng nhằm phát triển nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
       Thực hiện việc lưu các loại hồ sơ của năm học 2024-2025 theo Thông tư số 17/2018/ TT- BGD&ĐT.
- Thành lập Hội đồng tự đánh giá do đ.c Hiệu trưởng Cao Xuân Hùng trực tiếp chỉ đạo, đ.c Nguyễn Thị Bình làm thư kí.
8.3  Xây dựng trường chuẩn quốc gia.
      - Tiếp tục làm tốt công tác tham mưu với địa phương trong việc bổ sung,  hoàn thiện cơ sở vật chất để xây dựng trường chuẩn QGMĐ2 vào năm học 2026-2027.
     - Tiếp tục bổ sung cơ sở vật chất, duy trì và giữ vững chất lượng trường chuẩn Quốc gia MĐ1, kiểm định mức độ 2.
     - Tập trung nâng cao chất lượng về giáo viên và chất lượng giáo dục học sinh.
     - Ban xây dựng trường chuẩn quốc gia do đ.c Hiệu trưởng Cao Xuân Hùng trực tiếp làm trưởng ban.
   9. Công tác kiểm tra nội bộ trường học; công tác thi đua khen thưởng
   9.1. Công tác kiểm tra nội bộ
      Thành lập ban kiểm tra nội bộ do đ/c hiệu trưởng làm trưởng ban.
      Xây dựng kế hoạch kiểm tra sát tình hình thực tiễn và đảm bảo tính thường xuyên, liên tục và có tác dụng trong công tác kiểm tra.
      Tăng cường tuyên truyền, quán triệt Luật Thanh tra, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Phòng chống tham nhũng.
      Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động thanh tra kiểm tra, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo, phòng chống tham nhũng; tập trung thanh tra, kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật 9 nhiệm vụ, 5 giải pháp của ngành và vấn đề dư luận bức xúc: dạy thêm, học thêm, quản lý thu chi trong nhà trường, việc thực hiện các quy định về công khai trong nhà trường, biện pháp đảm bảo an toàn trường học, phòng chống bạo lực học đường....
       Thực hiện có hiệu quả công tác KTNBTH.  Làm tốt công tác tự kiểm tra trên các lĩnh vực. Trong đó trọng tâm nhất là việc kiểm tra hoạt động và chất lượng dạy học tại nhà trường.
     Trong năm học kiểm tra 5-6 chuyên đề về các lĩnh vực ;
   + Tăng cường kiểm tra chuyên đề, kiểm tra đột xuất về thực hiện chương trình GDPT 2018, đổi mới nội dung và phương pháp dạy học, đánh giá kết quả học tập phù hợp với từng đối tượng và tâm sinh lý của học sinh tiểu học đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng; chú trọng giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh.
       Thông qua kiểm tra, đánh giá đúng thực chất các hoạt động của nhà trường và năng lực của đội ngũ cán bộ, giáo viên. Sau kiểm tra tư vấn, uốn nắn, bổ sung kịp thời những sai sót hạn chế, đồng thời kiến nghị với các cấp quản lý điều chỉnh, bổ sung các chính sách quy định về điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục. Thông qua kiểm tra phát hiện, biểu dương và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến.
          Kế hoạch kiểm tra cụ thể trong năm học như sau:
Thời gian (tháng) Nội dung kiểm tra Phân công thực hiện Ghi chú
(Điều chỉnh)
Tháng 9/2024 - Công tác tuyển sinh
 
- Đức, Nhan, Thành
 
 
Tháng 10/2024
 
- Hồ sơ giáo viên, hồ sơ tổ
 
- Long, Trà, Liễu  
Tháng      11/2024 -  KT việc triển khai chương trình GDPT 2018 đối với L1,2,3,4,5
- KT công tác đảm bảo chất lượng
- Long, Trà, Đ.Bình
 
- BGH, N.Bình
 
 
Tháng 12/2024
- KT việc đổi mới phương pháp dạy học, KT đánh giá HS - BGH + Thanh Mai
 
 
 
 
 
Tháng 1/2025
-  KT đảm bảo chất lượng
- KT việc đánh giá HS theo TT22; TT 27 
 
- Long, Trà, Liễu
 
-  BGH + Đức
 
Tháng 2/2025 - KT việc thực hiện QCCM
- Hồ sơ giáo viên, hồ sơ tổ CM
- BGH + TT  
Tháng       3/2025 - KT việc đổi mới PPDH, kiểm tra đánh giá HS, ứng dụng CNTT trong DH  - KT việc lựa chọn SGK  BGH + TT
 
 
 
 
Tháng 4/2025
 
- KT việc dạy học tăng cường
- KT công khai
 
BGH + Nhan
 
Tháng 5/2024  
- KT cơ sở vật chất cuối năm
 
BGH, Quỳnh, Nhan.
 
 
 
    9.2. Công tác thi đua khen thưởng:
       Phát động và tổ chức các phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả; nhân rộng các gương điển hình tiên tiến trong việc thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ giáo dục tại địa phương gắn với với phong trào thi đua “ Đổi mới sáng tạo trong quản lý giảng dạy và học tập” của Ngành giáo dục giai đoạn 2020-2025.
       Kiện toàn hội đồng thi đua của nhà trường; thực hiện công tác thi đua khen thưởng theo đúng các văn bản chỉ đạo. Tổ chức phổ biến nội dung đăng ký thi đua, hướng dẫn công tác thi đua để cán bộ, giáo viên, nhân viên đăng ký thi đua đúng quy định.
       Nội dung và hình thức tổ chức các đợt thi đua sẽ được lập kế hoạch ngay từ đầu năm và triển khai cho các bộ phận,  các cá nhân phụ trách  để chủ động trong việc thực hiện ( Thi đua thường xuyên , thi đua theo đợt , theo chủ điểm tháng, chủ đề  năm học )
       Xây dựng quy chuẩn đánh giá thi đua theo thang điểm 100 với các nội dung sát thực với các hoạt động trọng tâm trong nhà trường;  Phổ biến cho GV nắm rõ Nghị định số 90/2020/NĐ-CP về việc đánh giá xếp loại chất lượng, cán bộ, công chức, viên chức. Thực hiện đánh giá xếp loại GV theo Nghị định số 90/2020/NĐ-CP để làm căn cứ bình xét thi đua.
      Thực hiện quy định của Luật thi đua khen thưởng (Số 06/2022/QH 15) và các văn bản hướng dẫn của ngành. Mỗi năm học thực hiện bình xét danh hiệu thi đua 1 lần vào cuối năm học. Khi kết thúc mỗi đợt thi đua, có thể xem xét khen thưởng cho những tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc. Thực hiện cơ chế khen thưởng phù hợp với điều kiện kinh tế của nhà trường.
10. Công tác thư viện và phát triển văn hóa đọc
     - Vận dụng triển khai mô hình thư viện thân thiện phù hợp với điều kiện thực tế một cách linh hoạt và hiệu quả theo Công văn 430/BGDĐT-GDTH ngày 30/01/2019 ; không áp đặt máy móc nhằm hình thành thói quen đọc sách, ý thức tự học, tự nghiên cứu và phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh tiểu học.
      - Tăng cường tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo viên và nhân viên thư viện về công tác tổ chức hoạt động đọc cho học sinh; xây dựng thời khóa biểu dành cho tiết đọc thư viện;  tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện kĩ thuật, học liệu và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lí và tổ chức hoạt động thư viện; huy động sự tham gia của phụ huynh và cộng đồng trong quá trình tổ chức hoạt động nhằm góp phần xây dựng văn hóa đọc trong nhà trường và cộng đồng.  Triển khai mô hình Thư viện thân thiện phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị.
   - Tổ chức ngày đọc sách, tuần đọc sách, đọc sách theo chủ đề, thi kể chuyện
theo sách, viết về sách: giúp học sinh tương tác với sách thông qua các hoạt động
đọc sách; kết nối giữa học sinh, cha mẹ học sinh và nhà trường trong việc hỗ trợ
học sinh đọc sách, duy trì việc đọc thường xuyên nhằm hình thành và phát triển
thói quen đọc cho học sinh. Tham gia có hiệu quả cuộc thi“ Đại sứ văn hóa đọc”
 - Xây dựng thư viện đạt chuẩn.
 - Rà soát các quy định tiêu chuẩn thư viện được quy định tại Thông tư 16/2022/TT- BGDĐT ngày 22/11/2022, cụ thể:
 + Tham mưu đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện kĩ thuật, học liệu và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lí và tổ chức hoạt động thư viện, đặc biệt là phát triển thư viện số, thư viện trực tuyến; huy động sự tham gia của cha mẹ học sinh và cộng đồng trong quá trình tổ chức hoạt động nhằm góp phần xây dựng văn hóa đọc trong nhà trường và cộng đồng.
 + Xác định tiêu chuẩn thư viện nhằm đảm bảo điều kiện thực hiện Chương trình GDPT 2018 cấp tiểu học. Xác định mức độ đạt tiêu chuẩn thư viện để kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia.
 - Cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên phụ trách thư viện bồi dưỡng nâng cao năng lực  đảm bảo quy định của Thông tư 16/2022/TT-BGDĐT.
    11. Công tác phổ cập
     Thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ PCGDTH trên địa bàn theo Nghị định số 20/2014/NĐ-CP, Thông tư 07/2016/TT-BGDĐT và kế hoạch của UBND huyện. ; tiếp tục tham mưu Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục, xóa mù chữ địa phương về các giải pháp đồng bộ để duy trì, củng cố và nâng cao kết quả PCGDTH đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện cấp học tiểu học.
     Thực hiện công tác PCGDTH năm 2024 theo Kế hoạch số 997/KH-SGD ngày
13/05/2024 về công tác xóa mù chữ, PCGD;   thực hiện quy trình điều tra, tự kiểm tra và kiểm tra công nhận đơn vị xã, thị trấn đạt chuẩn PCGDTH theo quy định. Thực hiện, hoàn thiện và lưu trữ hồ sơ PCGDTH theo Công văn số 2132/SGD&ĐT-GDTH ngày 26/10/ 2015 của Sở GD&ĐT.
   Tiếp tục phối hợp với trường mầm non, THCS thực hiện quy trình điều tra, tự kiểm tra và đề nghị UBND huyện kiểm tra công nhận xã đạt chuẩn phổ cập GDTH vào tháng 10 năm 2024
     Duy trì phổ cập GDTH mức độ 3 và xóa mù chữ mức độ 2; huy động 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1; 99% trẻ 11 tuổi HTCTTH, không có học sinh bỏ học, 100% trẻ khuyết tật được học hòa nhập.
    Tạo điều kiện cho giáo viên học tập nâng cao trình độ đáp ứng vị trí việc làm theo lộ trình Nghị định 71/2020/NĐ-CP nhằm đáp ứng theo yêu cầu của Luật giáo dục 2019.
   Tích cực Tham mưu chính quyền địa phương bổ sung cơ sở vật chất từng bước đáp ứng theo quy định tại Thông tư 13/2020/BGDĐT-CSVC ngày 15/4/2021, Thông tư 14/2020/BGDĐT-CSVC ngày 26/5/2020; bố trí nguồn kinh phí thực hiện, có chủ trương vận động tài trợ huy động các nguồn lực hợp pháp nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ PCGD-XMC tại địa phương gắn với thực hiện đổi mới Chương trình GDPT 2018. Thực hiện rà soát, đánh giá danh mục thiết bị dạy học hiện có có kế hoạch bổ sung thiết bị dạy học tối thiểu được quy định tại Thông tư 37/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021.
  12.Tăng cường chuyển đổi số trong giáo dục, đào tạo và giáo dục kỹ năng công dân số
      a) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo
     b) Triển khai thực hiện đưa nội dung giáo dục kỹ năng công dân số vào giảng dạy ở cấp tiểu học thông qua dạy học môn Tin học, tích hợp giáo dục kỹ năng công dân số thông qua tổ chức dạy học các môn học, hoạt động giáo dục theo hướng dẫn của Bộ GD ĐT.
    c) Triển khai học bạ số:
    Thực hiện triển khai học bạ số từ năm học 2024-2025 theo hướng dẫn của Bộ GD ĐT và thực hiện Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 11/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030.
13. Các hoạt động giáo dục khác.
 13.1. Công tác y tế trường học
   - Tuyên truyền sâu rộng trong các bậc phụ huynh nắm được chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là tham gia bảo hiểm y tế học sinh.
   - Tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ các nội dung về y tế trường học theo Quy định tại thông tư số 13/2016/TTLT-BYT-BGD&ĐT ngày 12/5/2016.
   - Vận động 100% số  HS tham gia bảo hiểm y tế.
   - Hợp đồng 01 nhân viên y tế, vệ sinh.
   - Đảm bảo vệ sinh trường lớp sạch sẽ, có biện pháp kịp thời để chống dịch bệnh
 - Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa nhà trường và trạm y tế xã.
 - Tiếp tục truyền thông, giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh, tật học đường và phòng chống dịch bệnh trong trường học. Lồng ghép các nội dung giáo dục sức khỏe, phòng chống bệnh, tật học đường, sức khỏe giới tính; phòng chống dịch bệnh.
- Hợp đồng với trạm y tế xã tổ chức khám sức khỏe đầu vào cho học sinh 1-2 lần/năm học; lập sổ theo dõi và quản lý sức khỏe cho học sinh.
+ Giám sát thường xuyên tại trường học nhằm phát hiện sớm và xử lý kịp thời bệnh, tật học đường cho học sinh.
+ Tổ chức và thực hiện xử lý sơ cấp cứu tại chỗ cho các học sinh, giáo viên đồng thời phối hợp với các cơ sở y tế để tổ chức khám, điều trị theo các chuyên khoa cho học sinh.
+ Phối hợp để tổ chức tiêm chủng, uống vắc-xin phòng bệnh cho học sinh….
- Xây dựng môi trường vệ sinh, phòng chống dịch bệnh; tăng cường hoạt động thể lực cho HS.
- Tiếp tục bổ sung và dần hoàn thiện các điều kiện về phòng học, bàn ghế, bảng viết, chiếu sáng….trong trường học theo quy định tại Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT.
- Đảm bảo các điều kiện về cấp thoát nước và vệ sinh môi trường trong trường học như: cung cấp đầy đủ nước uống và nước sinh hoạt; chỗ rửa tay với nước sạch và xà phòng; thu gom và xử lý chất thải của các trường học theo đúng quy định….
 13.2. Lao động vệ sinh; xây dựng cảnh quan môi trường
    Thực hiện tốt phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực tạo điều kiện cho học sinh đến trường được an toàn, thân thiện, vui vẻ.
  Xây dựng kế hoạch lao động vệ sinh, tô đẹp cảnh quan trường lớp.
  Hướng dẫn học sinh phân loại rác, bỏ rác đúng quy định đảm bảo vệ sinh
 Thường xuyên khơi thông hệ thống thoát nước; vệ sinh xung quanh trong và ngoài tường bao, cổng trường
      Khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động giáo dục trong nhà trường, cộng đồng với thái độ tích cực tự giác, chủ động và sáng tạo.
       Huy động các tổ chức xã hội, cá nhân trong và ngoài nhà trường tham gia hoạt động trong việc giáo dục văn hóa, truyền thống lịch sử Cách mạng cho học sinh.
13.3. Công tác tâm lý học đường
     - Tổ chức tốt việc tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường:  Thành lập tổ tư vấn tâm lý, phân công nhiệm vụ cho các thành viên tổ tư vấn. Bố trí giáo viên có khả năng giải đáp tư vấn theo các nội dung: tư vấn về việc học, sinh hoạt, giao tiếp ứng xử, ATGT,sức khỏe, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống đuối nước, phòng chống dịch bệnh… Khi tư vấn chủ yếu đưa ra những phân tích, lời khuyên thiết thực giúp các em giải tỏa được về mặt tinh thần, làm cho các em cảm thấy vững vàng, tự tin và trên cơ sở đó có thể tự giải quyết được vấn đề của mình theo hướng tích cực.
     - Triển  khai tập huấn cho tất cả giáo viên về công tác tư vấn tâm lý học sinh
    -  Xây dựng  kế hoạch phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc tư vấn tâm lý cho học sinh.
   -  Giao đ.c Long PHT trực tiếp phụ trách công tác tư vấn tâm lí học sinh.
 13.4. Công tác đảm bảo an ninh trật tự; an toàn trường học
* Công tác phòng cháy chữa cháy: Triển khai và thực hiện có hiệu quả các quy định về chữa cháy, kế hoạch phòng cháy, chữa cháy của các cơ quan có thẩm quyền. Đưa nội dung công tác PCCC vào các buổi sinh hoạt đầu tuần, các buổi sinh hoạt ngoại khóa để triển khai thực hiện công tác tuyên truyền các quy định về phòng cháy và chữa cháy bằng nhiều hình thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong trường học, phổ biến kiến thức về PCCC. Chuẩn bị đầy đủ các lực lượng và phương tiện để chủ động xử lý kịp thời các sự cố cháy nổ xảy ra.
        Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện các biện pháp chữa cháy, kiểm tra và tự chỉnh sửa  phương án chữa cháy và cứu hộ; tổ chức thực tập tình huống cháy giả định (trong hồ sơ Phương án PCCC). Trang bị dụng cụ, phương tiện chữa cháy, kiểm tra, bảo quản, sử dụng có hiệu quả phương tiện chữa cháy.
      Chú trọng công tác tự kiểm tra theo định kỳ về phòng cháy chữa cháy. Nâng cao nghiệp vụ, chất lượng hoạt động của lực lượng phòng cháy và chữa cháy tại chỗ phát huy hiệu quả với phương châm “4 tại chỗ” trong công tác phòng cháy và chữa cháy “Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, vật tư hậu cần tại chỗ”. 
* Phòng chống đuối nước:
 - Đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao nhận thức về xây dựng trường học an toàn chống tại nạn thương tích, đuối nước cho cán bộ, GV, CNV và học sinh
- Tăng cường năng lực chỉ đạo và trách nhiệm của ban chỉ đạo phòng chống đuối nước; Tích hợp lồng ghép phòng chống tại nạn thương tích, đuối nước trong các hoạt động giáo dục.
- Phối  hợp với đoàn thanh niên, hội phụ nữ, các đoàn thể cấp xã, cấp xóm để có những biện pháp phòng chống đuối nước ;
- Động viên học sinh  tham gia các khóa học bơi để các em có thêm hành trang bảo vệ bản thân.
* An ninh trường học:
    -  Chỉ tiêu:  - 100%  cán bộ ,GV,CNV thực hiện tốt công tác an ninh trường học
    -  Giải pháp:
   + Thành lập Ban an ninh trường học  do Hiệu trưởng làm trưởng ban.
   + Xây dựng Kế hoạch bảo đảm an ninh trật tự tại trường học.
   + Tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện đầy đủ các nội dung trong Thông tư liên tịch số 34/2009/TTLT-BGDĐT-BCA ngày 20/11/2009 của Bộ Công an.
   +  Tiếp tục quán triệt Thực hiện tốt Thông tư 23/2012/TT- BCA ngày 27/04/2012 của Bộ Công an quy định về khu dân cư, xã, phường, thị trấn, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn an ninh, trật tự”;
13.5.  Công tác dân chủ cơ sở
    + Thực hiện theo Luật 10/2022/QH15 – ngày 10/11/2022- luật thực hiện Dân chủ cơ sở. Nhà trường phối hợp với Công đoàn tổ chức triển khai, quán triệt Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường cho tất cả cán bộ, công chức tại đơn vị mình.
    +  Tổ chức cho cán bộ, giáo viên học tập quy chế dân chủ qua đó giúp cho cán bộ, giáo viên hiểu rõ quyền hạn nghĩa vụ của mỗi cá nhân trong nhà trường.
   + Thực hiện nghiêm túc các quy định về quy chế dân chủ trường học, phát huy tối đa tính tự chủ, sáng tạo của nhà giáo và tạo môi trường thuận lợi để mỗi cá nhân, tổ chức tham gia tích cực vào sự phát triển của đơn vị. Thực hiện tốt các quy định về công khai theo TT 09/2024/TT-BGD ĐT ngày 03/06/2024
13.6. Công tác Pháp chế, Giáo dục Pháp luật trong nhà trường:
     Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường.
     Tăng cường nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật trong các chương trình ngoại khóa và các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Tham gia nghiêm túc các cuộc thi tìm hiểu pháp luật do cơ quan cấp trên tổ chức, tổ chức “Ngày pháp luật” tại đơn vị có hiệu quả.
- Bổ sung, nâng cao chất lượng tủ sách pháp luật và các phương tiện, thiết bị, tài liệu, học liệu hỗ trợ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Chú trọng làm tốt công tác công khai và tự kiểm tra trong trường học; tổ chức bồi dưỡng kiến thức về pháp luật, về ý thức trách nhiệm công dân nhằm góp phần giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, nếp sống văn hoá, cho giáo viên và học sinh để không có hiện tượng giáo viên, học sinh vi phạm pháp luật.
- Tăng cường công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, phòng chống tội phạm, bạo lực, tệ nạn xã hội trong nhà trường và phòng chống tác động tiêu cực của trò chơi trực tuyến và mạng xã hội đối với học sinh.
+ Hàng tuần, vào thứ hai chào cờ và nhân các dịp sinh hoạt tập thể, nhà trường  đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông một cách thường xuyên, nhằm nâng cao ý thức của học sinh khi tham gia giao thông.
+ Tổ chức công tác tuyên truyền các văn bản của Đảng, nhà nước, cấp ủy, chính quyền các cấp liên quan ANTT; những quy định của pháp luật về phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy, phòng chống HIV/AIDS, phòng chống tệ nạn xã hội, luật ATGT; nội quy, quy định của  nhà trường về công tác bảo vệ ANTT...nhằm nâng cao ý thức chấp hành  trong cán bộ, giáo viên và học sinh.
+ Thực hiện tốt giáo dục lồng ghép an ninh quốc phòng trong trường Tiểu học.
13.7. Công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư:
- Xây dựng quy định về tiếp công dân và giải quyết Khiếu nại, tố cáo theo quy định của Pháp luật  và phù hợp với đặc điểm, tình hình của trường.
- Kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
  - Làm tốt công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư, phòng chống tệ nạn. Bố trí phòng tiếp dân, có nội quy và có sổ theo dõi tiếp dân,  phân công lịch cán bộ tiếp dân hàng tuần.
 - Xây dựng tập thể đoàn kết, không để xảy ra tình trạng đơn thư vượt cấp.
13.8. Công tác phòng chống tham nhũng.
      Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quy định của Luật phòng chống tham nhũng, Nghị quyết số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và các biện pháp thi hành Luật phòng chống tham nhũng, các Chỉ thị, Nghị Quyết của Trung ương và các văn bản chỉ đạo của tỉnh Nghệ An về phòng chống tham nhũng.
      Nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm của tập thể và cá nhân nhất là trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị; ngăn chặn đẩy lùi tham nhũng, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục.
      Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực thi nhiệm vụ của cán bộ, giáo viên, nhân viên chức, ngăn ngừa việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi, góp phần phòng chống tham nhũng, thực hiện tiết kiệm chống lãng phí.
13.9. Công tác dân vận chính quyền.
    Tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên (CB, GV, NV) trong toàn ngành về công tác Dân vận chính quyền trong tình hình mới.
     Mỗi cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường nghiên cứu học tập bài báo “Dân vận” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tổ chức thực hành “Dân vận khéo”, “Dân vận chính quyền” để tạo sự chuyển biến rõ nét trong lề lối làm việc, trong tiếp xúc với dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân.
     Đổi mới phương thức hoạt động theo hướng “Trọng dân, gần dân, hiểu dân, có trách nhiệm với nhân dân”, khắc phục những biểu hiện thiếu trách nhiệm, nhũng nhiễu, gây khó khăn phiền cho học sinh, nhân dân và các tổ chức; ngăn chặn, xử lí nghiêm thái độ thờ ơ, thiếu trách nhiệm với học sinh và nhân dân. Công tác Dân vận phải thật sự góp phần nâng cao chất lượng Giáo dục của nhà trường.
 14. Công tác bán trú
- Thực hiện trên nhu cầu của phụ huynh học sinh, thỏa thuận với phụ huynh học sinh để tổ chức công tác bán trú.
- Đầu năm toàn trường có 38/38 lớp có học sinh đăng kí ăn bán trú với 1175 em đăng kí ăn bán trú; tổ chức ăn bán trú tại trường vào các buổi trưa thứ 2;3;5.
- Tổ chức bữa ăn đảm bảo an toàn thực phẩm; đa dạng bữa ăn cho học sinh.
- Bếp ăn đảm bảo hai chiều, an toàn phòng chống cháy nổ.
- Thu- chi, quyết toán theo đúng văn bản hướng dẫn của các cấp.
- Bộ phận tài vụ tổng hợp suất ăn bán trú( đ.c Quỳnh, Hậu, Trà) của từng học sinh, thực hiện thu  và quyết toán hàng tháng
- Sáng các ngày thứ 2;3;5 đ.c Trà, Quỳnh và bếp trưởng tiếp nhận thực phẩm và kiểm tra theo quy định.
- Đ.c Quỳnh trực tiếp lên thực đơn cho học sinh
- Giao đ.c Trà- PHT trực tiếp phụ trách công tác bán trú.
- Nhân viên nấu ăn: 12 người đảm bảo hồ sơ theo quy định.
- Phân công lịch trực bán trú như sau:
TT Họ và tên Trực Ghi chú
    Lớp Buổi  
1 Võ Thị Nga 1A 2  
2 Lê Thị Dung   1  
3 Cao Thị Hương 1B 3  
4 Đậu Thị Hoa 1C 3  
5 Nguyễn Thị Thành 1D 3  
6 Cao Thị Hà 1E 3  
7 Cao Thị Hường 1G 3  
8 Thái Thị Dương Liễu 1H 3  
9 Trương Thị Mỹ 2A 3  
10 Nguyễn Thị Liên 2B 1  
11 Chu Thị Mai   2  
12 Cao Thị Minh 2C 3  
13 Phạm Thị Lệ Thủy 2D 3  
14 Nguyễn Thị Xuân Thanh 2E 1  
15 Vũ Thị Lâm   2  
16 Cao Thị Thảo 2G 2  
17 Đặng Thị Quỳnh   1  
18 Pham Thị Thanh Mai 2H 3  
19 Nguyễn Thị Hiền 3A 2  
20 Hoàng Linh Giang   1  
21 Hoàng Thị Vân 3B 3  
22 Cao Thị Thu 3C 3  
23 Hoàng Thị Diện 3D 2  
24 Lê Thị Dung   1  
25 Phạm Thị Thảo 3E 3  
26 Đặng Thị Dung 3G 3  
27 Lương Thị Mai 3H 3  
28 Lê Thị Hiển 3I 2  
29 Nguyễn Thị Hậu   1  
30 Đặng Thị Quyên 4A 3  
31 Nguyễn Thị Thu Hương 4B 3  
32 Cao Thị Thanh Hằng 4C 3  
33 Nguyễn Thị Trường 4D 3  
34 Nguyễn Thị Hậu   1  
35 Phan Thị Châu 4E 2  
36 Trần Thị Vân Oanh   1  
37 Vũ Thị Đông Đức 4G 3  
38 Cao Thị Soa 4I 2  
39 Đặng Thị Quỳnh   1  
40 Nguyễn Thị Nhan 5A 2  
41 Nguyễn Thị Thu Hiền   1  
42 Lê Thị Thanh Lâm 5B 2  
43 Hoàng Lê Thu Hà   1  
44 Nguyễn Thị Bình 5C 3  
45 Phạm Thị Thúy Vân 5D 2  
46 Cao Thị Hằng   1  
47 Nguyễn Thị Hương 5E 2  
48 Cao Thị Hằng   1  
49 Đặng Thị Thanh Bình 5I 2  
50 Hoàng Lê Thu Hà   1  
51 BGH trực   Đ.C Trà  - thứ 2; Long- thứ 3; Hùng- thứ 5
15. Công tác cải cách hành chính.
     Đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là các thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dạy, người học, cho nhân dân; tăng cường công tác kiểm tra thực hiện cải cách hành chính, thực thi công vụ trong đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức. Thực hiện cải cách hành chính gắn với công tác Dân vận chính quyền và Quy chế Dân chủ cơ sở; thực hiện hiệu quả Đề án “ Nâng cao chất lượng thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông theo hướng hiện đại tại các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Nghệ An”; tăng cường trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong thực thi công vụ, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân.
   VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 
1. Phân công nhiệm vụ:
  1.1. Hiệu trưởng - Cao Xuân Hùng:
   -  Xây dựng kế hoạch, lãnh đạo, chỉ đạo mọi hoạt động trong nhà trường; chịu trách nhiệm chính về công tác chính trị tư tưởng, tham mưu, quản lý hành chính, tài chính, tài sản và công tác tổ chức cán bộ trong nhà trường.
   -  Phụ trách công tác thi đua khen thưởng, các cuộc vận động và phong trào thi đua.
    - Dạy 2 tiết/tuần
1.2. Phó Hiệu trưởng
  *  Hoàng Thị Long
- Phụ trách chuyên môn; XD kế hoạch CM toàn trường; Sắp xếp thời khóa biểu, chịu trách nhiệm chính chỉ đạo chuyên môn các khối lớp 3;4;5; Công nghệ thông tin. Phụ trách các phần mềm, các cuộc thi của học sinh.
         - Công tác bồi dưỡng GV, BDTX
         - Các cuộc thi GV, HS, các câu lạc bộ, giao lưu, các sân chơi,...
         - Theo dõi ngày công, phân công GV dạy thay.
         - Phụ trách về công tác SKKN
         - Phụ trách công khai theo TT 36; WEST trường, công tác đảm bảo chất lượng giáo dục của trường tiểu học; Biểu mẫu 06: Công khai thông tin chất lượng giáo dục tiểu học .
        - Phần mềm EQMS và CBQL, cơ sở dữ liệu ngành;
        - Công tác kiểm định chất lượng.
        - Phụ trách môn Mỹ Thuật, T.Anh, tin học ; chỉ đạo dạy học giáo dục KNS, STEM, tiếng anh tăng cường.
      - Tổng hợp tiết dạy, kiêm nhiệm, các hoạt động GD NGLL.
      - Công tác văn nghệ, thể dục thể thao, HĐ NGLL.
      - Phụ trách công tác giáo dục pháp luật; ANQP; công tác tư vấn tâm lý học đường
      - Dạy 4 tiết/tuần.
      - Phụ trách sinh hoạt tập thể, bồi dưỡng TX, các cuộc thi của giáo viên; ATGT
      -Phụ trách công tác kiểm tra nội bộ, tư vấn tâm lý GV và học sinh.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng phân công.
* Nguyễn Thị Hương Trà
 - Phụ trách công tác Phổ cập giáo dục Tiểu học;
- Chịu trách nhiệm chính chỉ đạo chuyên môn khối lớp 1; 2.
- Phụ trách cơ sở vật chất, công tác giáo dục lao động, công tác y tế, vệ sinh môi trường, nước sạch, phòng cháy chữa cháy, chữ thập đỏ, sữa học đường. Công tác bán trú.
- Công tác đảm bảo chất lượng. Phụ trách môn Mỹ Thuật, Thể dục, Âm nhạc; Giáo dục địa phương.
- Phụ trách sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoài giờ.
- Phụ trách công tác tự đánh giá kiểm định, đảm bảo chất lượng;
- Phụ trách VSMT, lao động
-Phụ trách công tác thư viện, thiết bị; đại sứ văn hóa đọc.
  1.3. Đối với tổ trưởng tổ chuyên môn.
  -  Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch của tổ chuyên môn.
  - Tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn theo đúng quy định tập trung sinh hoạt chuyên đề và sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học. đặc biệt chú ý đến nội dung  đổi mới phương pháp dạy học và việc lựa chọn nội dung dạy học, những vấn đề vướng mắc trong thực hiện chương trình GDPT 2018.
  - Thực hiện công tác thăm lớp dự giờ, góp ý rút kinh nghiệm các giờ dạy và thực hiện bồi dưỡng giáo viên của tổ.
  - Thực hiện công tác kiểm tra đánh giá các hoạt động chuyên môn theo sự phân công.
  - Tổng hợp báo cáo chất lượng giáo dục của tổ theo kế hoạch.
  - Tổ chức các hoạt động GDNGLL, hoạt động trải nghiệm và các hoạt động khác.
  1.4. Đối với giáo viên:
   - Chịu trách nhiệm giảng dạy theo sự phân công của Hiệu trưởng.
   - Tham gia làm công tác phổ cập.
   - Thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế chuyên môn.
   - Chịu trách nhiệm chất lượng của lớp, môn giảng dạy.
   - Kết hợp với nhà trường, liên đội tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong và ngoài nhà trường.
  - Tích cực tự trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ.
  - Tham gia đầy đủ các buổi chuyên đề do các cấp tổ chức.
 - Sẵn sàng đề xuất những nội dung cần thiết, liên quan đến việc tố chức dạy học và các hoạt động khác với nhà trường để mang lại hiệu quả tốt nhất cho đơn vị.
1.5.Đối với Tổng phụ trách Đội
- Kết hợp với phó hiệu trưởng và các bộ phận, xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Căn cứ tình hình thực tế của nhà trường và các yếu tố liên quan để chủ động xây dựng kế hoạch về các buổi trải nghiệm thực tế cho học sinh để tham mưu với lãnh đạo nhà trường triển khai thực hiện có hiệu quả. Kế hoạch phải đảm bảo rõ ràng về mục đích ý nghĩa, địa chỉ cụ thể các điểm đến; dự kiến kinh phí thực hiện và thành phần tham gia cùng học sinh; lộ trình và thời gian ( bắt đầu- kết thúc).
- Thành lập các ban của liên đội để thức đẩy mọi hoạt động của nhà trường.
- Xây dựng tiêu chí thi đua của Liên đội.
1.6. Đối với nhân viên Thư viện, Thiết bị.
- Quản lý mọi hoạt động của thư viện, thiết bị.
- Xây dựng các kế hoạch hoạt động liên quan đến hoạt động của thư viện, thiết bị dạy học.
- Khuyến khích học sinh tích cực tham gia các hoạt động đọc sách.
- Tham mưu với lãnh đạo trường về kế hoạch Tổ chức Ngày hội đọc sách.(về thời điểm, về cách tổ chức, Thành phần cần phối hợp để tổ chức...) để đảm hiệu quả hoạt động.
1.7. Giáo viên giảng dạy, nhân viên phục vụ : Thực hiện theo QĐ số 36/ QĐ-THDT ngày 30 tháng 8 năm 2024 của Hiệu trưởng.( Có danh sách phân công kèm theo)
TT Họ và tên Chức vụ Nhiệm vụ được giao
1 Trần Thanh Dũng Giáo viên TPT đội, dạy MT K1
2 Võ Thị Nga Giáo viên GVCN và giảng dạy lớp 1A
3 Cao Thị Hương Giáo viên GVCN và giảng dạy lớp 1B
4 Đậu Thị Hoa Giáo viên GVCN và giảng dạy lớp 1C
5 Nguyễn Thị Thành Giáo viên GVCN và giảng dạy lớp 1D
6 Phan Thị Thủy Giáo viên GVCN và giảng dạy lớp 1E
7 Cao Thị Hường Giáo viên GVCN và giảng dạy lớp 1G
8 Thái Thị Dương Liễu Giáo viên GVCN và giảng dạy lớp 1H. Quản lý, xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn tổ 1; các sân chơi trí tuệ; các cuộc thi, giao lưu khối 1.
9 Trương Thị Mỹ Giáo viên GVCN và giảng dạy lớp 2A
10 Nguyễn Thị Liên Giáo viên GVCN và giảng dạy lớp 2B
11 Cao Thị Minh Giáo viên GVCN và giảng dạy lớp 2C
12 Phạm Thị Lệ Thủy Giáo viên GVCN và giảng dạy lớp 2D
13 Nguyễn Thị Xuân Thanh Giáo viên GVCN và giảng dạy lớp 2E
14 Cao Thị Thảo Giáo viên GVCN và giảng dạy lớp 2G
15 Phạm Thị Thanh Mai Giáo viên GVCN và giảng dạy lớp 2H. TPCM2,3; Phụ trách CM khối 2, các sân chơi trí tuệ, cuộc thi, giao lưu các cấp cho học sinh lớp 2.
16 Nguyễn Thị Hiền Giáo viên GVCN và giảng dạy lớp 3A
17 Hoàng Thị Vân Giáo viên GVCN và giảng dạy lớp 3B
18 Cao Thị Thu Giáo viên GVCN và giảng dạy lớp 3C. TTCM 2,3 Phụ trách CM khối 3, các sân chơi trí tuệ, cuộc thi, giao lưu các cấp cho học sinh lớp 3.
19  Hoàng Thị Diện Giáo viên GVCN và giảng dạy lớp 3D
20 Phạm Thị Thảo Giáo viên GVCN và giảng dạy lớp 3E
21  Đặng Thị Dung Giáo viên GVCN và giảng dạy lớp 3G
22 Lương Thị Mai Giáo viên GVCN và giảng dạy lớp 3H
23 Lê Thị Hiển Giáo viên GVCN và giảng dạy lớp 3I
24 Đặng Thị Quyên Giáo viên GVCN và giảng dạy lớp 4A
25 Nguyễn Thị Thu Hương Giáo viên GVCN và giảng dạy lớp 4B
26  Cao Thị Thanh Hằng Giáo viên GVCN và giảng dạy lớp 4C
27  Nguyễn Thị Trường Giáo viên GVCN và giảng dạy lớp 4D
28 Phan Thị Châu Giáo viên GVCN và giảng dạy lớp 4E
29  Vũ Thị Đông Đức Giáo viên GVCN và giảng dạy lớp 4G. CTCĐ, PCTHĐ thi đua khen thưởng, các cuộc thi, vận động của ngành.
30 Trần Thị Vân Oanh Giáo viên GVCN và giảng dạy lớp 4H
31 Cao Thị Soa Giáo viên GVCN và giảng dạy lớp 4I
32 Nguyễn Thị Nhan Giáo viên GVCN và giảng dạy lớp 5A, TB thanh tra nhân dân.
33 Lê Thị Thanh Lâm Giáo viên GVCN và giảng dạy lớp 5B
34 Nguyễn Thị Bình Giáo viên GVCN và giảng dạy lớp 5C
35 Phạm Thị Thúy Vân Giáo viên GVCN và giảng dạy lớp 5D
36 Nguyễn Thị Hương Giáo viên GVCN và giảng dạy lớp 5E
37 Cao Thị Hằng Giáo viên GVCN và giảng dạy lớp 5G
38 Hoàng Lê Thu Hà Giáo viên GVCN và giảng dạy lớp 5H
39 Đặng Thị Thanh Bình   GVCN và giảng dạy lớp 5I, TT CM 4,5 Phụ trách CM khối 5, các sân chơi trí tuệ, cuộc thi, giao lưu các cấp cho học sinh lớp 5.
40 Phan Thị Châu   Dạy TNXH K 1 ,2 ; đạo đức k1.
41 Đàm Thị Hà Giáo viên Dạy Tin học k3 ;4 ;5 ; Phụ trách công nghệ thông tin ; CSDL,CCVC,PT kĩ thuật,thông tin các cuộc thi trên mạng.
42 Chu Thị Mai Giáo viên Dạy MT 1 ;3 ;4 ;5, HĐTN K1 ;4
43 Lê Thị Dung Giáo viên Dạy ÂN K 1 ;4 ;5 ; HĐTN 4, đạo đức1.
44 Vũ Thị Lâm Giáo viên Dạy Tiếng anh K 2 ;4
45 Nguyễn Thị Thu Hiền Giáo viên Dạy Tiếng anh K3 ;5
46 Hồ Thị Hoa Nhài Giáo viên Dạy Tiếng anh K5
47 Hoàng Thị Hồng Giáo viên Dạy Tiếng anh K3 ;4
48 Hoàng Linh Giang Giáo viên Dạy Tiếng anh K 1 ;2
49 Đặng Thị Quỳnh Nhân viên KT Tham gia, tham mưu quản lý tài chính nhà trường; theo dõi và  quản lý  ngân sách, chế độ cho CBGV và học sinh, tổ chức công tác thu và tổng hợp các khoản thu, chi trong  nhà trường. Theo dõi tài sản nhà trường; Theo dõi bảo hiểm, trực trống theo lịch.
50  Nguyễn Thị Hậu Nhân viên TV-TB Phụ trách công tác TV-TB;; Thủ quỹ, trực trống theo lịch, phục vụ.
51 Trần Thị Đông Nhân viên VP Văn phòng, văn thư lưu trữ; thông tin báo cáo; phần mềm CSDLN, học bạ ĐT, phục vụ, trực trống theo quy định.
52 Cao Thị Hà Nhân viên HĐYT Y tế, sữa HĐ, vệ sinh dãy 3 tầng và nhà wc hs mới, phòng HT, VP , trực trống theo lịch.
  * Lưu ý: Ngoài các nhiệm vụ đã được phân công như trên, trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ năm học, tất cả Viên chức- Người lao động tuân thủ một số việc đột xuất khi Hiệu trưởng điều động, phân công.
2. Thành lập các hội đồng, các tổ chuyên môn.
2.1. Hội đồng trường.
TT Họ và tên Chức vụ Nhiệm vụ
1 Cao Xuân Hùng Hiệu trưởng Chủ tịch Hội đồng
2 Nguyễn Thị Hương Trà Phó Hiệu trưởng Thành viên
3 Hoàng Thị Long Phó Hiệu trưởng Thành viên
4 Thái Thị Dương Liễu Tổ trưởng tổ 1 Thành viên
5 Trần Thanh Dũng TPT Đội Thành viên
6 Cao Thị Thu Tổ trưởng tổ 2,3 - GV Thành viên
7 Đặng Thị Thanh Bình Tổ trưởng tổ 4,5 - GV Thành viên
8 Nguyễn Thị Bình Thư ký HĐSP Thư kí HĐT
9 Vũ Thị Đông Đức  CTCĐ Thành viên
10 Cao Đức Bông Phó chủ tịch UBND xã DT Thành viên
11 CaoThanh Huyền Trưởng ban ĐDCMHS Thành viên
2. 2.Hội đồng thi đua khen thưởng              
TT Họ và tên Chức vụ Nhiệm vụ
1 Cao Xuân Hùng Hiệu Trưởng Chủ tịch Hội đồng
2 Hoàng Thị Long Phó Hiệu trưởng P.Chủ tịch Hội đồng
3 Nguyễn Thị Hương Trà P. Hiệu trưởng P. Chủ tịch Hội đồng
4 Vũ Thị Đông Đức CT Công đoàn P. Chủ tịch Hội đồng
5 Thái Thị Dương Liễu Tổ trưởng Tổ 1 Thành viên
6 Cao Thị Thu Tổ trưởng Tổ 2,3 Thành viên
7 Đặng Thị Thanh Bình Tổ trưởng Tổ 4,5 Thành viên
8 Nguyễn Thị Bình Thư kí HĐ Thư kí
9 Nguyễn Thị Nhan TBTTND Thành viên
2.3. Hội đồng tư vấn chuyên môn
TT Họ và tên Chức vụ Nhiệm vụ
1 Cao Xuân Hùng Hiệu Trưởng Chủ tịch Hội đồng
2 Hoàng Thị Long Phó Hiệu trưởng P.Chủ tịch Hội đồng
3 Nguyễn Thị Hương Trà P. Hiệu trưởng P. Chủ tịch Hội đồng
4 Thái Thị Dương Liễu TT tổ 1 P. Chủ tịch Hội đồng
5 Cao Thị Thu Tổ trưởng Tổ 2,3 Thành viên
6 Đặng Thị Thanh Bình Tổ trưởng Tổ 4,5 Thành viên
7 Nguyễn Thị Bình Thư kí HĐ Thư kí
8 Nguyễn Thị Nhan GV Khối 4,5 Thành viên
9 Vũ Thị Đông Đức CTCĐ Thành viên
11 Phạm Thị Thanh Mai Tổ phó tổ 2,3 Thành viên
12 Hồ Thị Hoa Nhài Gv Tiếng Anh Thành viên
13 Chu Thị Mai Gv MT Thành viên
2.4. các tổ chuyên môn:
 Thành lập 3 tổ chuyên môn  theo QĐ số 36/QĐ-THDT ngày 30 tháng 8 năm 2024.
 (Tổ 1 gồm có 14 thành viên; tổ 2,3 có 20 thành viên;  tổ 4,5 có 21 thành viên.)
    * Tổ chuyên môn 1
TT HỌ VÀ TÊN NHIỆM VỤ PC CHỨC VỤ GHI CHÚ
1 Võ Thị Nga Giáo viên GVCN và giảng dạy lớp 1A  
2 Cao Thị Hương Giáo viên GVCN và giảng dạy lớp 1B  
3 Đậu Thị Hoa Giáo viên GVCN và giảng dạy lớp 1C  
4 Nguyễn Thị Thành Giáo viên GVCN và giảng dạy lớp 1D  
5 Phan Thị Thủy Giáo viên GVCN và giảng dạy lớp 1E  
6 Cao Thị Hường Giáo viên GVCN và giảng dạy lớp 1G  
7 Thái Thị Dương Liễu Giáo viên TT -GVCN 1H.  
8 Trần Thanh Dũng Giáo viên TPT đội  
9 Chu Thị Mai GV chuyên GV chuyên  
10 Hoàng Linh Giang GV T.A GV chuyên  
11 Lê Thị Dung GV ÂN GV chuyên  
12 Cao Thị Hà Nhân viên Nhân viên  
13 Trần Thị Đông Nhân viên Nhân viên  
14 Nguyễn Thị Hương Trà CBQL P.HT  
* Tổ chuyên môn 2,3 .
TT HỌ VÀ TÊN NHIỆM VỤ ĐƯỢC PHÂN CÔNG CHỨC VỤ GHI CHÚ
1 Trương Thị Mỹ Giáo viên Tổ viên  
2 Nguyễn Thị Liên Giáo viên Tổ viên  
3 Cao Thị Minh Giáo viên Tổ viên  
4 Phạm Thị Lệ Thủy Giáo viên Tổ viên  
5 Nguyễn Thị Xuân Thanh Giáo viên Tổ viên  
6 Cao Thị Thảo Giáo viên Tổ viên  
7 Phạm Thị Thanh Mai Giáo viên Tổ phó  
8 Nguyễn Thị Hiền Giáo viên Tổ viên  
9 Hoàng Thị Vân Giáo viên Tổ viên  
10 Cao Thị Thu Giáo viên Tổ viên  
11 Hoàng Thị Diện Giáo viên Tổ viên  
12 Phạm Thị Thảo Giáo viên Tổ viên  
13 Đặng Thị Dung Giáo viên Tổ viên  
14 Lương Thị Mai Giáo viên Tổ viên  
15 Hoàng Thị Hồng Giáo viên T.A Tổ viên  
16 Nguyễn Thị Thu Hiền Giáo viên T.A Tổ viên  
17 Cao Xuân Hùng Hiệu trưởng Hiệu trưởng  
18 Đàm Thị Hà Giáo viên Tin học Tổ viên  
19 Phan Thị Châu GV bộ môn GV bộ môn  
20 Nguyễn Thị Hậu
 
Nhân viên TV-TB Tổ viên  
* Tổ chuyên môn 4, 5 .
TT HỌ VÀ TÊN NHIỆM VỤ ĐƯỢC PHÂN CÔNG CHỨC VỤ GHI CHÚ
1 Đặng Thị Quyên Giáo viên Tổ viên  
2 Nguyễn Thị Thu Hương Giáo viên Tổ viên  
3 Cao Thị Thanh Hằng Giáo viên Tổ viên  
4 Nguyễn Thị Trường Giáo viên Tổ viên  
5 Phan Thị Châu Giáo viên Tổ viên  
6 Vũ Thị Đông Đức Giáo viên Tổ viên  
7 Trần Thị Vân Oanh Giáo viên Tổ viên  
8 Cao Thị Soa Giáo viên Tổ viên 1
9 Nguyễn Thị Nhan Giáo viên Tổ viên  
10 Lê Thị Thanh Lâm Giáo viên Tổ viên  
11 Nguyễn Thị Bình Giáo viên Tổ viên  
12 Phạm Thị Thúy Vân Giáo viên Tổ viên  
13 Nguyễn Thị Hương Giáo viên Tổ viên  
14 Cao Thị Hằng Giáo viên HĐ Tổ viên  
15 Hoàng Lê Thu Hà Giáo viên Tổ viên  
16 Đặng Thị Thanh Bình Giáo viên Tổ trưởng  
17 Hồ Thị Hoa Nhài Giáo viên T.A Tổ viên  
18 Vũ Thị Lâm Giáo viên T.A Tổ viên  
19 Trần Thị Phương Giáo viên T.A Tổ viên  
20 Hoàng Thị Long Phó hiệu trưởng Tổ viên  
21 Đặng Thị Quỳnh Nhân viên KT Tổ viên  
Trên đây là Kế hoạch hoạt động giáo dục năm học 2024-2025 của trường Tiểu học Diễn Thành. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh, cần phải điều chỉnh, Hiệu trưởng điều chỉnh kế hoạch trình Hội đồng trường trao đổi, thống nhất và phê duyệt.
 
Nơi nhận:                                                                          HIỆU TRƯỞNG
- Phòng GD-ĐT (báo cáo);                                                   
- Hiệu trưởng; Phó Hiệu trưởng (  thực hiện);
- Các tổ trưởng chuyên môn; GV,NV (thực hiện);
- Các đoàn thể (phối hợp);
- BĐD CMHS; (phối hợp)                                                                     Cao Xuân Hùng
-Lưu:VT.                                                                                                                        
 
 
PHÊ DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG TRƯỜNG
.....................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................



 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
                  KẾ HOẠCH CÔNG TÁC NĂM HỌC 2024 - 2025
 
Thời gian Nội dung công việc Ghi chú
 
Tháng 8/2024
- Tập huấn , dạy thể nghiệm SGK lớp 5 CT 2018
- Tham gia SHCM cụm, Huyện về dạy học lớp 5
-  Tập huấn GV năm đầu dạy lớp 2,3,4  CTGDPT 2018
- Tuyển sinh lớp 1; tựu trường từ  26/8/2024;
- Tập huấn kỹ năng sống, STEM
- Tập huấn khai thác, sử dụng học liệu tiếng Anh
- Tập huấn sử dụng học bạ số.
- Chuẩn bị các điều kiện chuẩn bị cho khai giảng năm học mới: Tu sửa, bổ sung CSVC, cung ứng SGK.
- Triển khai công tác PCGD : GV thực hiện công tác điều tra
- Xây dựng KHGD nhà trường.
 
 
 
Tháng 9/2024
- Khai giảng năm học mới 5/9.
- Ổn định sau khai giảng
- Dạy học giáo dục theo kế hoạch
- Hội nghị CBCNVC, họp phụ huynh, kiện toàn các tổ chức.
- Thực hiện công tác PCGDTH theo quy định
- Sinh hoạt chuyên môn  trường
- Tổ chức “ Hội trăng rằm”
- Kiểm tra nội bộ trường học.
- Triển khai các hoạt động giáo dục nhân tháng An toàn giao thông; các hoạt động nhân tháng khuyến học.
- Báo cáo dữ liệu GD tiểu học đầu năm học qua phần mềm EQMS;
- Tập huấn dạy học tài liệu GD địa phương lớp 5
- Tập huấn kỹ năng hỗ trợ CM dự án Học thông qua chơi.
 
 
 
Tháng 10/2024
- Dạy học giáo dục theo kế hoạch
- Xây dựng kế hoạch KĐCL, ĐBCL
- Triển khai “ Tuần lễ học tập suốt đời”
- Kiểm tra nội bộ trường học.
- Tư vấn dạy học lớp 5 CT2018
- Sinh hoạt chuyên môn cấp trường về dạy học lớp 5
- Dạy thực nghiệm tài liệu GD địa phương lớp 5.
- Nạp hồ sơ PCGDTH năm 2024
 
 
 
 
Tháng 11/2024
- Dạy học, giáo dục theo kế hoạch
- Kiểm tra định kỳ giữa học kỳ I.
- Tổ chức các hoạt động chào mừng ngày NGVN
- Kiểm tra nội bộ trường học
- Sinh hoạt chuyên môn cấp trường về thực hiện CTGDPT 2018.
- Đón đoàn KT PC GDTH của Huyện
- Thi GVG Huyện (Báo cáo biện pháp)
- Tập huấn, hỗ trợ chuyên môn dự án Học thông qua chơi.
 
 
 
 
Tháng 12/2024
- Dạy học giáo dục theo kế hoạch
- Kiểm tra nội bộ trường học
- Sinh hoạt chuyên môn trường về Học thông qua chơi
- Tham gia sinh hoạt CM cấp Huyện về DH lớp 5
- Hội thi GVDG cấp huyện (Thực hành)
- Hội thảo, tập huấn dạy học môn Lịch sử - Địa lý lớp 5; Âm nhac, MT, HĐTN 5
- Tổ chức các hoạt động chào mừng ngày 22/12: K/c nhân vật tìm hiểu về ngày 22/12.
- Giao lưu Văn, Toán tuổi thơ cấp trường (K5)
 
 
 
 
Tháng 01/2025
- Dạy học giáo dục theo kế hoạch
- Kiểm tra định kỳ cuối học kỳ I.
- Hoàn thành chương trình học kỳ I, triển khai chương trình học kỳ II năm học 2024-2025
- Sinh hoạt chuyên môn  trường về Học thông qua chơi
- Kiểm tra nội bộ trường học
- Ngày hội trò chơi dân gian
- Giao lưu Văn, Toán tuổi thơ cấp trường (K5)
 
 
 
Tháng 02/2025
- Dạy học giáo dục theo kế hoạch.
- Kiểm tra nề nếp dạy học sau Tết nguyên đán
- Sinh hoạt chuyên môn  trường
- Kiểm tra nội bộ trường học
- Tổ chức các HĐ giao lưu, sân chơi trí tuệ
- Kiểm tra nền nếp dạy và học sau Tết nguyên đán
- Giao lưu Văn, Toán tuổi thơ cấp trường (K4; K5)
 
 
Tháng 3/2025
- Dạy học giáo dục theo kế hoạch
- Giao lưu văn, toán tuổi thơ cấp Huyện.
- Kiểm tra nội bộ trường học.
- Tổ chức các hoạt động kỷ niệm ngày 8/3; 26/3: Thi “ Búp măng xinh – Thiếu nhi vui khỏe” K1,2,3
- Sinh hoạt chuyên môn trường
- Kiểm tra định kỳ giữa học kỳ II.
- Tổ chức các hoạt động học tập, trải nghiệm
 
 
Tháng 4/2025
- Dạy học giáo dục theo kế hoạch
- Sinh hoạt chuyên môn trường chia sẻ kinh nghiệm áp dụng Học thông qua chơi.
- Tổ chức ngày hội đọc sách năm 2025 nhân ngày sách Việt Nam
- Khảo sát chất lượng các khối lớp 1-5
- Kiểm tra nội bộ trường học
- Rung chuông vàng K4,5
- Tổ chức các hoạt động học tập, trải nghiệm
 
 
Tháng 5/2025
- Dạy học giáo dục theo kế hoạch.
- Thi kể chuyện về Bác Hồ
- Kiểm tra định kỳ cuối năm học, hoàn thành chương trình năm học 2024-2025
- Lễ ra trường và bàn giao HS lớp 5 cho trường THCS.
- Đánh giá xếp loại VC năm học 2024- 2025
- Kiểm kê CSVC, sách, TBDH sau năm học; KT tài chính, tài sản
- Hoàn thành báo cáo cuối năm.
- Hoàn thành hồ sơ  và xét thi đua khen thưởng cuối năm học.
- Hoàn thành CSDL cuối năm học.
 
 
Tháng 6/2025
- Nạp các loại báo cáo về PGD&ĐT
- Xây dựng, bổ sung CSVC, sách, TBDH chuẩn bị năm học mới
- CBQL, GV nghỉ hè theo qui định.
 
 
Tháng 7/2025
- Chuẩn bị công tác bồi dưỡng hè 2025
- Tham gia tập huấn hè do Sở, Bộ triển khai.
 
 
                
 
 
 
 
  PHÒNG GD & ĐT DIỄN CHÂU
TRƯỜNG TH DIỄN THÀNH
   CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
                    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
                 Số : 39/KH -THDT
                  
Diễn Thành, ngày 30 tháng 08 năm 2024
 
   KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG
NĂM HỌC 2024 - 2025
                                       
         I. Căn cứ xây dựng kế hoạch.
            Quyết định số 04/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đổi mới chương trình, SGK phổ thông”;
             Công văn số 3535/BGDĐT-GDTH, ngày 19 tháng 8 năm 2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn thực hiện nội dung hoạt động trải nghiệm cấp Tiểu học trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 từ năm học 2020 - 2021;
      Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT ngày ngày 04 tháng 9 năm 2020 về việc Ban hành điều lệ trường Tiểu học;
         Công văn số 3898/BGDĐT-GDTH ngày 30/7/2024  của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2024-2025;
       Quyết định số 2082/QĐ-UBND ngày 14/8/2024 của UBND tỉnh Nghệ An v/v ban hành khung thời gian năm học 2024-2025 đối với GDMN, GDPT và GDTX;
       Công văn số 1841/SGD&ĐT-GDTH ngày 21 tháng 8 năm 2024 của Sở GD-ĐT Nghệ An về hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2024-2025 đối với GDTH;
       Căn cứ Công văn số 310/BC - UBND ngày 14/8/2023 của UBND Huyện Diễn Châu về báo cáo tổng kết năm học 2023 – 2024  và phương hướng nhiệm vụ năm học 2024-2025 của giáo dục Diễn Châu;
       Công văn số 739/PGD&ĐT-TH ngày 29 tháng 8 năm 2024 của Phòng Giáo dục Đào tạo Diễn Châu về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2024 - 2025 cấp Tiểu học;  
       Căn cứ vào kết quả đạt được từ năm học 2023-2024, căn cứ vào tình hình thực tế nhà trường và địa phương, Trường Tiểu học Diễn Thành xây dựng Kế hoạch giáo dục năm học 2024 – 2025 như sau:
      II. Điều kiện thực hiện chương trình năm học 2024-2025
  1. Đặc điểm tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương.
   Trường tiểu học Diễn Thành đóng trên địa bàn xóm 7, xã Diễn Thành thuộc huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Trường thuộc trường hạng 1, có 38 lớp với 1472 học sinh. Trường nằm vị trí trung tâm của huyện. Diễn Thành là xã đồng bằng ven biển có diện tích 581,32ha, toàn xã được chia thành 10 xóm, có tổng số dân hiện tại 13391 người với 2886 hộ dân, người dân có nhiều thành phần kinh tế: công chức, hưu trí, kinh doanh dịch vụ, nông nghiệp.... chủ yếu sống bằng nghề trồng trọt, đánh cá và chăn nuôi. Diễn Thành là một xã người dân có truyền thống cách mạng, đoàn kết, hiếu học, yêu nước đã được Đảng và nhà nước phong tặng danh hiệu: “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ; nơi đây có khu du lịch Bãi biển, có làng văn hóa các dân tộc Việt Nam”. Có đơn vị Bộ đội Biên Phòng đóng quân sát biển trên địa bàn xóm 10 xã Diễn Thành.
Xã có hệ thống giáo dục từ bậc Mầm non đến THCS gồm 3 trường học: 1 trường Mầm non, 1 trường tiểu học, 1 trường THCS đóng trên địa bàn.
        Lãnh đạo địa phương luôn quan tâm, chăm lo công tác giáo dục của các nhà trường; nhân dân, phụ huynh học sinh an tâm về chất lượng giáo dục xã nhà, sẵn sàng phối hợp cùng với nhà trường hỗ trợ, đầu tư về các điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy học cho nhà trường.
   2. Đặc điểm tình hình nhà trường
 2.1. Học sinh.

TOÀN TRƯỜNG

TỔNG
SỐ

TRONG ĐÓ

KHỐI 1 KHỐI 2 KHỐI 3 KHỐI 4 KHỐI 5
Số lớp: 38 7 7 8 8 8
Số học sinh: 1472 275 271 320 318 288
Trong đó:  -  Nữ 719 140 141 160 139 139
- HS trái tuyến 21 5 7 4 2 3
- Khuyết tật 4 0 2 0 0 2
- HS thuộc hộ nghèo 21 2 7 4 7 3
- HS thuộc hộ cận nghèo 36 8 6 9 8 5
 - Mồ côi 10 2 2 3 2 1
 - Lưu ban 4 4 0 0 0 0
      2.2 Cán bộ GV- CNV                                                      
CÁN BỘ-GV-CNV

TOÀN TRƯỜNG

TỔNG
SỐ
NỮ ĐẢNG

TRONG ĐÓ

GHI CHÚ

TRÌNH ĐỘ

X.LOẠI  CH.MÔN

BC  

 
Th.Sĩ ĐH TC GIỎI TỈNH GIỎI HUYỆN

GIỎI TRƯỜNG

Tổng số:

54 52 38 1 48 02 0 6 35 26 53 4  
- Quản lí 3 3 3 1 2           3 0  
Tổng phụ trách đội 1   1 0 1     0   0 1 0  
- Giáo viên 48 41 36 0 41 1   5 23 26 37 3  
+ Âm nhạc - Mỹ thuật 2 2 2   4 0 0 0 4 0 4 0  
+ Tiếng Anh -Tin học 6 6 4   5     0 4   4 0  
- Phục vụ 4 4 1   3 1         3 1  
    2.3. Cơ sở vật chất:
  2.3.1. Diện tích, khuôn viên, khối phòng, trang thiết bị:
 
Tổng diện tích khuôn viên: 6.921 m2.  Diện tích bình quân: 4,6 m2/HS 
      Trong đó: + Diện tích sân chơi bãi tập:    4.500 m2
                       + 48 phòng học cao tầng; 02 phòng Tin học
                      + 01 phòng Hội đồng; 01 Phòng Thư viện; 01 Phòng Thiết bị
                       + 01 Phòng Hiệu trưởng; 02 Phòng Phó HT
                       + 01 phòng VP; 01 phòng y tế; 01 phòng chờ.
                       + 01 phòng khoa học công nghệ-GD Stem
                       + 1846 chỗ ngồi cho học sinh 923 cái bàn đôi
                       + 01 phòng bảo vệ; 01 phòng văn phòng, 01 bếp; 2 nhà để xe; 4 khu vực vệ sinh, 01 nhà kho.
- 01 thư viện ngoài trời, 38 thư viện mini tại lớp học.
          - Các loại máy văn phòng:  - Máy vi tính: 6 bộ; ; Máy in: 06
- Các phòng học, phòng chức năng trang thiết bị hiện đại, mỗi phòng được trang bị 01 tivi có kết nối Intenet.
- Có khu vệ sinh riêng cho giáo viên và học sinh; có đủ nước sạch phục vụ cho giáo viên và học sinh.
    2.3.2. Khu vệ sinh, nhà để xe, hệ thống nước sạch, thoát nước, thu gom rác.
- Khu vệ sinh dành cho GV: 03           -   Khu vệ sinh dành HS: 04
- Nhà xe dành cho giáo viên: 01          -   Nhà xe dành cho học sinh: 01
- Công trình nước sạch và hệ thống thu gom rác thải: Có nguồn nước sạch và nước mưa, có hệ thống thoát nước, thu gom rác thải đảm bảo vệ sinh môi trường.
    2.3.3. Thư viện, thiết bị:  - Thư viện: Diện tích thư viện chung của nhà trường:
45 m2. Thư viện xanh: 100 m2. Hoạt động của thư viện đáp ứng nhu cầu dạy và học của giáo viên, học sinh tuy nhiên diện tích phòng thư viện chưa đảm bảo theo quy định.
 - Thiết bị dạy học: Thiết bị dạy học theo danh mục tối thiểu: bình quân 01 lớp/bộ. Có tủ đựng hồ sơ, đồ dùng dạy học cho giáo viên và học sinh tại: 1;2 tủ/lớp.
   3. Thuận lợi, khó khăn:
  3.1. Thuận lợi:
       - Trường được Phòng Giáo dục , Đảng ủy, UBND xã quan tâm chỉ đạo sát sao Sự phối hợp giữa nhà trường với các đoàn thể nhân dân ở địa phương và Hội CMHS ngày càng có hiệu quả .
     - Địa phương diện tích không quá rộng, dân sống tập trung, trường được đặt ở vị trí trung tâm nên rất thuận lợi  cho việc đi lại học tập của học sinh.
      - Đội ngũ giáo viên có phẩm chất chính trị tốt, thương yêu học sinh, nhiệt tình giảng dạy, năng lực đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
      - Môi trường GD tốt, đại bộ phận các bậc phụ huynh chăm lo cho con em trong việc học hành. Công tác xã hội hoá giáo dục của địa phương đã có những bước phát triển mới và có chiều sâu.
     - Trường đạt KĐCL cấp độ 2 và Chuẩn Quốc gia mức độ 1 năm 2023.
   3.2. Khó khăn:
    - Chưa có nhà đa năng
   -  Một  số gia đình đi làm ăn xa nên việc quan tâm và quản lí con em có phần nào hạn chế. Số học sinh thuộc diện khó khăn vẫn còn.
  - Diện tích khuôn viên trường có hẹp so với tổng số HS.
   - Tỷ lệ GV/lớp còn thấp; giáo viên ở xa nhiều chưa đáp ứng yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày.
   - Kinh phí chi cho các hoạt động còn hạn hẹp.
                        III. MỤC TIÊU  GIÁO DỤC NĂM HỌC 2024-2025
1. Mục tiêu chung:
          1. Trường: Tập thể lao động xuất sắc
          2. Công đoàn: Vững mạnh xuất sắc
          3. Liên đội:  Xuất sắc
          4. Các Tổ chuyên môn  : Tổ LĐ tiên tiến 3/3
          5. Lớp tiên tiến : 38 lớp ( Trong đó xuất sắc 21 lớp)                              
          6. Kết quả Phổ cập:  Đạt tiêu chuẩn phổ cập tiểu học mức độ 3
          7. Giữ vững kiểm định chất lượng: Mức độ 2
          8. Giữ vững trường chuẩn Quốc gia:  Mức độ 1
          9. Thư viện -TBDH: Đạt thư viện tiên tiến ; đủ thiết bị dạy học tối thiểu  
          10. Trường đẹp:  Trường xếp loại tốt.
2. Chỉ tiêu cụ thể:
2.1. Chất lượng GD
* Đánh giá kết quả cuối năm, khen thưởng, hoàn thành chương trình lớp học
TT Nội dung L1 TL L2 TL L3 TL L4 TL L5 TL
1 Đánh giá Kết quả cuối năm 275 100 271 100 320 100 318 100 288 100
1.1 Hoàn thành xuất sắc 139 51% 156 57% 164 51% 153 47% 124 43%
1.2 Hoàn thành tốt 66 25% 66 24% 68 21% 84 26% 81 28%
1.3 Hoàn thành 60 24% 79 29% 88 28% 91 27% 83 29%
1.4 Chưa hoàn thành 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
2 Danh hiệu Khen thưởng                    
2.1 Học sinh Xuất sắc 139 49% 148 55% 137 43% 118 37% 96 42%
2.2 Học sinh Tiêu biểu hoàn thành tốt trong học tập và rèn luyện 50 18% 62 23% 67 21% 83 26% 69 30%
2.3 Khen thưởng đột xuất 3 1% 4 1.5% 6 1.9% 7 2.2% 9 4%
2.4 Đề nghị cấp trên khen thưởng 4 1.5% 5 1.8% 8 2.5% 9 2.8% 12 5%
2.5 Gửi thư khen 6 2.2% 8 3% 8 2.5% 9 2.8% 17 6%
3 Hoàn thành chương trình lớp học 275 100 271 100 320 100 318 100 288 100
3.1 Hoàn thành 275 100 271 100 320 100 318 100 288 100
3.2 Chưa hoàn thành 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
 
2.2.  Đội ngũ QL, GV, NV:
a. Xếp loại nghề nghiệp GVPT theo  TT 20/2018
          Tốt : 28/48  = 58,3 % ;  Khá : 20/48 = 41,7 %
b. GVG Cấp huyện:  05 người;
c. Công tác BDTX:  CBQL, GV tham gia bồi dưỡng theo các modun trên hệ thống đầy đủ, nghiêm túc:  48/48 = 100% đạt khá giỏi trở lên.
d. Sáng kiến kinh nghiệm cấp cơ sở :  8 SK
e. Các danh hiệu thi đua:
                    - Bằng khen Tỉnh: 1 đ/c
                    - Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở:  14 đ/c       
                    - Giấy khen của Chủ tịch UBND huyện:  02 đ/c
                    - Lao động tiên tiến:  95 % trở lên
2.3. CSVC, TBDH dạy học.
  Dự kiến mua sắm và tu bổ CSVC, trang thiết bị một số hạng mục
*  UBND Xã
- Xây mới nhà WC học sinh
*  Nguồn vận động tài trợ:   Dự kiến vận động: 345 triệu đồng
+ Tivi: 8 cái( 4 lớp 4; 4 phòng : MT,AN,2 phòng T.A)
+ Sửa và mua bàn ghế bổ sung bị hỏng và thiếu.
+ Cải tạo sân chơi bãi tập học sinh, lắp thêm mái tôn.
+ Tháo dỡ nhà WC học sinh đã xuống cấp
+ Mua 23 bộ bàn ghế phòng 5; 38 ghế ngồi học sinh
+ Sửa chữa nhỏ;  Sửa hệ thống điện,  nước; quạt tại các lớp học; bảo trì phòng máy.
+ Lắp lại toàn bộ hệ thống mạng intenet đến 44 phòng học, phòng chức năng
+ Trả nợ 27 bộ bàn ghế do UBND xã huy động XHH toàn dân của năm học 2023-2024 chưa chi trả hết.
* Nguồn chi thường xuyên
- Chống thấm phòng học ( bị bong tường, sơn)
- Bổ sung phòng họp giáo viên
- Mua 02  máy in.
- Sữa chữa máy làm việc của bộ phận hành chính
2.4. Các phong trào, hoạt động GD khác
 a) Kết quả Phổ cập giáo dục Tiểu học:
          - Huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1:  100 %
          - Trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học:  288/288 = 100%
          - Đạt Tiêu chuẩn Phổ cập Tiểu học:  Mức độ:   3
 b) Thư viện - Thiết bị:
- Thư viện :  Đạt thư viện tiên tiến
- Thiết bị: Đảm bảo đủ thiết bị dạy học tối thiểu
-  GVG Huyện : 5 đ/c
- Văn, Toán tuổi thơ cấp Huyện : 6 em( Tập thể đạt giải nhì; 01 em giải nhất; 02 em giải nhì, 2 em giải 3; 01 em đạt khuyến khích). Có 01 em dự thi cấp toàn quốc.
-  Tin học trẻ : 2 em
- Sân chơi qua mạng đạt cấp Tỉnh trở lên:  40 em
- Toefl : 20 em
IV. Tổ chức các môn học và hoạt động giáo dục
1.1:   Phân phối thời lượng các môn học và hoạt động giáo dục.
      Năm học 2024-2025 tiếp tục thực hiện Chương trình GDPT 2018 đối với lớp 1,2,3,4,5. Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Sở GD&ĐT Nghệ An  nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục đảm bảo thực hiện CTGDPT linh hoạt,chủ động, hiệu quả phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và nhà trường. Cụ thể :
Phân phối thời lượng các môn học và HĐGD/tuần.
TT Môn học và các hoạt động GD LỚP 1 LỚP 2 LỚP 3 LỚP 4 LỚP 5 GHI CHÚ
Số tiết theo TT32 Số tiết tăng Số tiết theo TT32 Số tiết tăng Số tiết theo TT32 Số tiết tăng Số tiết theo TT32 Số tiết tăng Số tiết theo
TT32
Số tiết tăng
1 Toán 3   5   5   5 0 5 0  
2 T. Việt 12   10   7   7 0 8 0  
3 TN – XH 2   2   2            
4 Khoa 0   0   0   2 0 2 0  
5 Sử & Địa 0   0   0   2 0 2 0  
6 Đạo đức 1   1   1   1 0 1 0  
7 GDTC 2   2   2   2 0 2 0  
8 N.Thuật 2   2   2   2 0 2 0  
9 T. Anh   2   2 4   4   4    
10 Tin học &CN         2   2   2    
11 HĐTN 3   3   3   3   3    
12 HĐCC   2   2              
13 TC, KNS, TA      3   3   2   2   2  
    25 7 25 7 28 2 30 2 30 2  
  Tổng số 32 32 32 32 32  
                           
 
 1.2. Phân phối số tiết dạy và hoạt động giáo dục /năm.
a) Thực hiện CTGDPT 2018
      Thực hiện dạy học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học, mỗi tiết học 35 phút; tối đa 9 buổi /tuần với thời lượng 32- 33 tiết/tuần . Kế hoạch giáo dục đảm bảo phân bố hợp lý  giữa nội dung  giáo dục, hoạt động giáo dục bắt buộc và nội dung giáo dục tự chọn nhằm giúp học sinh củng cố hoàn thành nhiệm vụ học tập trên lớp, được học các môn học tự chọn và các hoạt động giáo dục khác phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.
    Thực hiện dạy đủ các môn học, hoạt động giáo dục bắt buộc; tổ chức các hoạt động củng cố giúp học sinh hoàn thành các nội dung học tập; tạo điều kiện cho học sinh được học tập các môn học tự chọn và tham gia các hoạt động giáo dục, các sân chơi trí tuệ (English Challenge, văn toán tuổi thơ, Trạng nguyên Tiếng Việt, Tin học trẻ, Vioedu,…) đáp ứng nhu cầu, sở thích, năng khiếu của học sinh; các hoạt động tìm hiểu tự nhiên, xã hội, văn hóa, lịch sử, truyền thống của địa phương nhằm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện; chủ động lựa chọn nội dung, thời lượng, phương pháp, hình thức dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh.
      Thời khóa biểu sắp xếp khoa học, hợp lý, hài hòa giữa các môn học và hoạt động giáo dục phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.
      Việc thực hiện nội dung Hoạt động trải nghiệm (HĐTN) theo Công văn 1747/SGD&ĐT-GDTH ngày 3/9/2020 của Sở và công văn 678/PGD&ĐT Diễn Châu, ngày 3/9/2020 về việc hướng dẫn thực hiện nội dung HĐTN cấp tiểu học trong CTGDPT 2018.
       Tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch thực hiện nội dung giáo dục địa phương theo hướng tích hợp, lồng ghép trong kế hoạch giáo dục các môn học, hoạt động trải nghiệm đảm bảo tính thực tiễn, khoa học, phù hợp và không gây quá tải đối với học sinh. Tổ chuyên môn lựa chọn nội dung, mạch kiến thức phù hợp thực hiện tích hợp lồng ghép, bổ sung thay thế trong kế hoạch giáo dục các môn học và hoạt động giáo dục; kết hợp học tập trên lớp gắn với hoạt động trải nghiệm, thực hành tham quan thực tế,…nhằm giúp học sinh phát huy năng lực trong chương trình các môn học, hoạt động giáo dục vào thực tiễn địa phương. Sử dụng tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Nghệ An đối với lớp 1, 2, 3,4,5 đã được Bộ GDĐT thẩm định, phê duyệt.
        Về nội dung hoạt động trải nghiệm thực hiện theo Công văn 1747/SGD&ĐT-GDTH ngày 03/9/2020 của Sở GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện nội dung HĐTN cấp tiểu học trong Chương trình GDPT 2018; Ngoài ra tổ chức trải nghiệm tại trường; Ngày tết quê em; soạn mâm cỗ trung thu..làm thiệp chúc mừng.. Trải nghiệm đến địa chỉ đỏ trong Tỉnh và Tỉnh Hà Tĩnh cho HS lớp 3,4,5 (Tháng 3,4/2025) ; Thăm nghĩa trang liệt sỹ xã và Trải nghiệm tại Hòn Nhạn, Mường Thanh Diễn Lâm cho HS lớp 1,2 (Tháng 12/2024 và tháng 3;4/2025)
1. Môn học/hoạt động GD bắt buộc
TT Môn Khối 1 Khối 2 Khối 3 Khối 4 Khối 5
  K1 K2 CN K1 K2 CN K1 K2 CN K1 K2 CN K1 K2 CN
 
1 Tviệt 216 204 420 180 170 350 126 119 245 126 119 245 126 119 245
2 Toán 54 51 105 90 85 175 90 85 175 90 85 175 90 85 175
3 TNXH 36 34 70 36 34 70 36 34 70            
4 K.Học                   36 34 70 36 34 70
5 LS-ĐL                   36 34 70 36 34 70
6 Đ.Đức 18 17 35 18 17 35 18 17 35 18 17 35 18 17 35
7 GDTC 36 34 70 36 34 70 36 34 70 36 34 70 36 34 70
8 N.thuật 36 34 70 36 34 70 36 34 70 36 34 70 36 34 70
9 HĐTN 54 51 105 54 51 105 54 51 105 54 51 105 54 51 105
10 NN1             72 68 140 72 68 140 72 68 140
   11 C.Nghệ             18 17 35 18 17 35 18 17 35
   12 Tin học             18 17 35 18 17 35 18 17 35
  1. Hoạt động củng cố tăng cường.
  HĐCC 36 34 70 36 34 70 36 34 70 36 34 70 36 34 70
  KNS 18 17 35 18 17 35 18 17 35 18 17 35 18 17 35
  NN1 72 70 142 72 70 142                  
  TCT.Anh 36 34 70 36 34 70 36 34 70 36 34 70 36 34 70
Số tiết/tuần  1120 tiết/35 T
 = 32 tiết
1120 tiết/35 T
 = 32 tiết
1155 tiết/35 T
 = 33 tiết
1155 tiết/35 T
 = 33 tiết
1155 tiết/35 T
 = 33 tiết
Số buổi dạy/tuần 9 buổi 9 buổi 9 buổi 9 buổi 9 buổi
 Phân phối thời lượng các môn học và hoạt động GD như sau:
Số buổi dạy/tuần 9 buổi 9 buổi 9 buổi 9 buổi 9 buổi
 
2. Tổ chức dạy học các môn ngoại ngữ 1, Tin học theo Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học
a) Tổ chức dạy học các môn ngoại ngữ 1
 - Đối với lớp 1 và lớp 2:  Tiếp tục triển khai Chương trình môn tiếng Anh tự chọn bảo đảm các yêu cầu được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông. Thời lượng 70 tiết/lớp/năm. Thực hiện công tác kiểm tra đánh giá cần chú trọng quan tâm đánh giá thường xuyên để hỗ trợ học tập, không dùng kết quả để xét lên lớp.
 - Đối với lớp 3,4,5:  Thực hiện dạy học môn Tiếng Anh lớp 3,4,5 bắt buộc cho 100% học sinh theo Chương trình GDPT 2018, thời lượng 4 tiết/tuần. Tài liệu, Sách giáo khoa thực hiện danh mục do Bộ GDĐT phê duyệt và trường lựa chọn.
   Triển khai thực hiện sử dụng Hệ thống học liệu tiếng Anh trên máy tính và trực tuyến cấp tiểu học nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Anh.
          Đối với việc dạy học Tiếng Anh tăng cường:
        Căn cứ nhu cầu của học sinh, nguyện vọng của phụ huynh và điều kiện thực tế, nhà trường  hợp đồng với trung tâm Tiếng Anh dạy Tiếng Anh tăng cường cho HS, nhằm giúp học sinh có cơ hội trải nghiệm khám phá và nâng cao các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết; Nội dung chương trình, tài liệu dạy học Tiếng Anh tăng cường đã được Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT thẩm định cho phép dạy học. Thời lượng tăng thêm 2 tiết/tuần.
        * Việc xây dựng, phát triển môi trường học tập Tiếng Anh
  Xây dựng, phát triển môi trường học và sử dụng Tiếng Anh trong nhà trường như: Bố trí không gian, cảnh quan trường học; tổ chức các hoạt động ngoài giờ chính khóa, văn hóa, văn nghệ, thể dục sân trường… bằng Tiếng Anh. Thành lập câu lạc bộ “Em yêu tiếng Anh” để những học sinh có cùng sở thích được giao lưu học hỏi,trao đổi chia sẻ
    Tăng cường tổ chức cho giáo viên, học sinh học ngoại ngữ qua truyền hình, các phương tiện truyền thông, các nguồn học liệu phù hợp khác. Đẩy mạnh thực hành ngoại ngữ qua các hoạt động như đọc truyện, hoạt động trải nghiệm, tạo môi trường ngoại ngữ ngoài lớp học, các sân chơi, giao lưu cho học sinh.
    Động viên khuyến khích học sinh tham gia các sân chơi English Challenge trên Đài Phát thanh và Truyền hình Nghệ An; tham gia các kỳ giao lưu Toán-Tiếng Anh; tham gia đánh giá năng lực tiếng Anh TOEFL Primary dành cho học sinh từ lớp 2 đến lớp 5, ... để các em được tiếp cận theo chuẩn tiếng Anh quốc tế.
b) Tổ chức dạy học môn Tin học.
Tổ chức dạy học môn Tin học bắt buộc cho tất cả học sinh lớp 3,4,5 theo yêu cầu được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông; triển khai thực hiện các giải pháp để tổ chức dạy học môn Tin học theo hướng dẫn của bộ GD ĐT; có các giải pháp nâng cao năng lực Tin học cho học sinh phổ thông theo Quyết đinh phê duyệt của UBND Tỉnh.
 Tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục tin học, giáo dục kỹ năng công dân số cho học sinh theo hướng dẫn của Bộ GD ĐT trong đó tăng cường hoạt động giáo dục kỹ năng công dân số cho học sinh lớp 1, lớp 2 để thực hiện “hình thành sớm các kỹ năng cần thiết cho công dân số” đồng thời làm cơ sở để học sinh tiếp cận, học tập thuận lợi môn Tin học ở các lớp 3, lớp 4, lớp 5. Đối với lớp 3, lớp 4, lớp 5 tăng cường thời lượng, nội dung theo từng chủ đề, mạch kiến thức nhằm củng cố, khắc sâu các kiến thức trong môn Tin học đồng thời tạo điều kiện để học sinh được nghiên cứu, tìm hiểu, khám phá, đào sâu, mở rộng kiến thức Tin học, phát triển năng lực Tin học.
   Tổ chức tập huấn, xây dựng kế hoạch triển khai giáo dục kỹ năng công dân số theo Chương trình giáo dục phổ thông theo hướng dẫn của Sở GDĐT.
      3. Tổ chức dạy học nội dung giáo dục địa phương theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018
Thực hiện nội dung giáo dục địa phương theo Công văn số 193/SGDĐT-GDTH ngày 08/02/2023 của Sở GDĐT về việc hướng dẫn chỉ đạo thực hiện nội dung giáo dục địa phương trong Chương trình GDPT 2018; Công văn 1640/SGDĐT- GDTH ngày 30/7/2024 của Sở GD ĐT về việc triển khai nội dung giáo dục địa phương năm học 2024-2025( có phụ lục đính kèm).
       4. Triển khai giáo dục STEM
      Xây dựng nội dung giáo dục STEM lồng ghép vào kế hoạch dạy học các môn học. Căn cứ vào tình hình thực tế của học sinh, chủ động lựa chọn những nội dung  hợp lí để thực hiện trong quá trình dạy học. Mỗi khối lớp chỉ đạo thực hiện lồng ghép dạy học STEM 5 chủ đề . Cụ thể: Lớp 1: 5 chủ đề. Khối 2: 5 chủ đề. Khối 3: 5 chủ đề, Khối 4: 5 chủ đề. Khối 5: 5 chủ đề
             Hoạt động GD STEM Năm học 2024 – 2025( có phụ lục đính kèm)
Lớp Số chủ đề Môn học chủ đạo Ghi chú
LỚP 1 5 chủ đề Toán, TNXH, MT  
LỚP 2 5 chủ đề Toán, TNXH, MT  
LỚP 3 5 chủ đề Toán, TNXH, MT  
LỚP 4 5 chủ đề Toán, Khoa học, MT, Công nghệ  
LỚP 5 5 chủ đề Toán, Khoa học  
    Chú trọng công tác tổ chức tập huấn, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, tổ chức đánh giá, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm đảm bảo triển khai thực hiện giáo dục STEM hiệu quả và thiết thực. Thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh, học sinh về vai trò của giáo dục STEM. Hướng dẫn giáo viên sử dụng hiệu quả nguồn học liệu tại địa chỉ website https://stemtieuhoc.edu.vn và tổ chức lựa chọn tài liệu, các nguồn học liệu khác theo quy định( có phụ lục đính kèm)
  5. Các hoạt động giáo dục tập thể và theo nhu cầu người học.
5.1. Các hoạt động giáo dục tập thể thực hiện trong năm học.
 
Tháng Chủ điểm Nội dung trọng tâm Hình thức LL tham gia
9/2024 Truyền thống nhà trường -Tổ chức Lễ khai giảng
-Triển khai nội quy Trường, Lớp
-Tổ chức Vui Tết trung thu
- Chỉ đạo tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề từng khối lớp.
-Triển khai chương trình “ Tư vấn tâm lí học đường; phong trào xây dựng “Lớp học thân thiện, hạnh phúc”
Toàn trường
Toàn trường
 
Toàn trường
 
Theo khối
 
 
Toàn trường
TPT; BGH; GV
TPT; GVCN
 
TPT;GVCN
 
TPT;GVCN
 
 
TPT; GVCN
 
10/2024 Vòng tay bè bạn - Phát động thi đua chào mừng 20/10
- Triển khai hoạt động trải nghiệm
- Tổ chức sinh hoạt chuyên đề
- Triển khai phong trào “ Nói lời hay làm việc tốt”
Toàn trường
 
Khối, lớp
 
Khối 5
 
Toàn trường
BGH;TPTĐ; GVCN
 
GVCN
 
GV K4,5
 
TPTĐ; GV
11/2024
 
Biết ơn thầy cô giáo - Phát động thi đua chào mừng 20/11
- Tổ chức “Hội diễn văn nghệ 20/11”
-Tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ điểm
- Tuyên truyền, giáo dục “ Tôn sư trọng đạo”
Toàn trường
 
Khối, lớp
 
Khối, lớp
 
Khối lớp
BGH;TPTĐ; GVCN
 
TPTĐ;GVCN
 
GVCN
 
GVCN
12/2024 Uống nước nhớ nguồn - Phát động thi đua chào mừng 22/12
-Tổ chức thăm di tích lịch sử địa phương và dâng hương nghĩa trang liệt sĩ
-Tổ chức hoạt động văn nghệ chào mừng
-Phát động phong trào “ Nuôi  lợn nhựa”
Toàn trường
 
Khối 3,4
 
 
 
Toàn
trường
Khối, lớp
BGH;TPTĐ; GVCN
 
TPT; GVCN
 
 
 
TPTĐ; GVCN
 
TPTĐ; GVCN
1/2025 Ngày tết quê em -Tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ điểm từng khối, lớp
-Tổ chức chương trình “Mùa đông ấm - Tết yêu thương”
-Kí cam kết “Không đốt pháo trong dịp tết”
Khối, lớp
 
 
Toàn trường
 
 
Lớp
BGH;GVCN
 
 
TPTĐ;GVCN
2/2025 Em yêu Tổ quốc Việt Nam - Tổ chức cho HS vẽ tranh theo chủ đề “ Quê hương em”
-Nâng cao công tác tuyên truyền, tổ chức hoạt động giáo dục tập thể, trải nghiệm, sinh hoạt Đội – Sao theo chủ
điểm
- Tổ chức các trò chơi dân gian
Toàn trường
 
 
 
Khối, lớp
 
 
 
 
Khối lớp
 
BGH;TPTĐ; GV
 
 
 
GVCN
 
 
 
 
TPTĐ; GVCN
3/2025 Yêu quý mẹ và cô - Phát động thi đua chào mừng ngày 8/3.
-Tổ chức hoạt động trải nghiệm chào mừng
-Tổ chức ngày hội thiếu nhi 26/3
Toàn trường
 
Khối, lớp
 
Toàn trường
BGH;TPTĐ; GVCN
 
GVCN
 
TPTĐ; GVCN
4/2025 Hòa bình và hữu nghị -Triển khai sinh hoạt chuyên đề: Phòng chống đuối nước
-Tiếp tục triển khai hoạt động trải nghiệm
-Tổ chức hội thi “Rung chuông vàng” chủ đề ; chào mừng ngày 30/4 và 1/5
Toàn trường
 
 
Khối, lớp
 
Khối 4,5
BGH;TPT
 
GCVN
GVCN
5/2025 Bác Hồ kính yêu - Phát động thi đua chào mừng ngày 15/5; 19/5; 15/5
-Tổ chức tìm hiểu, xem phim tư liệu về Bác.
-Tổ chức hoạt động ngày thành lập Đội 15/5
-Tổ chức Tổng kết năm học
Toàn trường
 
 
Khối, lớp
 
Toàn trường
 
Toàn trường
BGH;TPT
 
 
GVCN
 
TPT ; GV
 
TPT; GV
   5.2. Tổ chức các câu lạc bộ, các hoạt động cho học sinh sau giờ học chính thức trong ngày, theo nhu cầu người học.
         Căn cứ nhu cầu, sở thích của học sinh; trên cơ sở thống nhất tự nguyện của học sinh, cha mẹ học sinh và các điều kiện đảm bảo để tổ chức các hoạt động sau giờ học chính thức trong ngày. Việc tổ chức hoạt động sau giờ học chính thức trong ngày cần phải đảm bảo an toàn, hiệu quả theo đúng mục tiêu đề ra và đảm bảo theo các quy định tại Thông tư 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/2/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa và Nghị quyết số 31/NQ-HĐND ngày 13/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An về quy định mức thu tối đa các khoản thu dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục của nhà trường đối với cơ sở giáo dục công lập, mức thu tuyển sinh các cấp học trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
        Hoạt động sau giờ học chính thức trong ngày có thể tổ chức dưới hình thức sinh hoạt câu lạc bộ (Em yêu tiếng Việt, Em yêu toán học, CLB “ Em yêu Lịch sử”,  CLB tiếng Anh, Toán tuổi thơ, Aerobic, bóng bàn, bóng rổ,...);
        - Phối hợp với Trung tâm giáo dục kỹ năng sống  để tổ chức dạy học giáo dục kỹ năng sống  cho học sinh từ K1-5 theo các tài liệu đã được Bộ, Sở GD&ĐT thẩm định,  từng bước tiếp cận hoạt động giáo dục STEM.
       - Phối hợp với Trung tâm dạy tăng cường Tiếng Anh cho HS khối 1-5.
TT Nội dung Hoạt động Đối tượng
 Quy mô
Thời gian Địa điểm
1 Đọc sách tại thư viện Đọc sách HS/Lớp, nhóm Đầu giờ và giờ ra chơi Thư viện
Lớp học
2 Vui chơi tự do trong khuôn viên trường Vui chơi HS/Lớp, nhóm, CN Giờ ra chơi Sân trường
3 Ca múa hát sân trường Múa hát
Thể dục
HS/Lớp, nhóm Giờ ra chơi Sân trường
4 Tiếng Anh tăng cường Học T.Anh HS/lớp Chiều thứ 6 Lớp học
5 KNS Học KNS HS/theo lớp   Theo TKB Lớp học
  5.3. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm ngoài nhà trường
    Về nội dung hoạt động trải nghiệm thực hiện theo Công văn 1747/SGD&ĐT-GDTH ngày 03/9/2020 của Sở GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện nội dung HĐTN cấp tiểu học trong Chương trình GDPT 2018. cụ thể trong năm học 2024-2025, nhà trường sẽ tổ chức cho HS:
TT Nội dung Đối tượng Thời gian Kinh phí
1 - Thắp hương  nghĩa trang liệt sỹ xã , thăm hỏi gia đình liệt sĩ, thương binh nặng
- Trải nghiệm tại Đền thờ PCK; Hòn Nhạn; Mường Thanh DC
- Khối 1,2 - Tháng 12/2024
 
 
 
- Dự kiến tháng 3;4 /2024
 
XHH từ các bậc phụ huynh và mạnh thường quân
2 -Thăm nhà thờ họ Cao tại xóm 10 - Khối 3 - Tháng 12/2024 XHH từ các bậc phụ huynh và mạnh thường quân
3 -Trải nghiệm, thăm các địa chỉ đỏ như Quê Bác, Quân khu 4, Quảng trường Hồ Chí Minh, khu du lịch Hòn Nhạn; Mường Thanh; trải nghiệm kiến thức đã học. - Khối 3;4;5 - Dự kiến tháng 3,4/2025 XHH từ các bậc phụ huynh và mạnh thường quân
 
 6. Kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục (Phụ lục 1 kèm theo)
                                   V. Các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện
                                         A, Nhiệm vụ chung
1. Thực hiện hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT; tăng cường bảo đảm an toàn trường học[1]; tăng cường trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục trong tổ chức thực hiện kế hoạch năm học.
2. Tiếp tục làm tốt công tác tham mưu, phối hợp thực hiện quy hoạch phát triển mạng lưới trường, lớp phù hợp với thực tiễn; đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học  và tỷ lệ, cơ cấu giáo viên để duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học, thực hiện giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc theo quy định của Luật Giáo dục 2019.
3. Đẩy mạnh chuyển đổi số, đổi mới công tác quản lý, quản trị trường học ;  không ngừng nâng cao năng lực quản trị nhà trường của đội ngũ cán bộ quản lý; thực hiện hiệu quả công tác đánh giá cán bộ quản lý, giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học và chuẩn hiệu trưởng  và thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên của cán bộ quản lý, giáo viên theo quy định.
4. Phát động, tổ chức các phong trào thi đua, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục tại địa phương.
5. Tiếp tục thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát theo thẩm quyền; khai thác, sử dụng sách giáo khoa, các nguồn học liệu, thiết bị dạy học hiệu quả, phù hợp thực tiễn; vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
                                         B.   Nhiệm vụ cụ thể
    1. Công tác truyền thông về giáo dục.
     - Xây dựng kế hoạch truyền thông về chuyển đổi số, đổi mới chương trình, sách giáo khoa, truyền thông đối với cha mẹ học sinh trong việc phối hợp thực hiện giáo dục học sinh… Tổ chức truyền thông đa phương tiện nhằm tuyên truyền, định hướng các chủ trương , chính sách mới về giáo dục; chủ động xử lý các vấn đề truyền thông tại địa phương; nâng cao việc phân tích và xử lý thông tin để đáp ứng yêu cầu truyền thông của ngành. Tiếp tục tăng cường truyền thông nội bộ bảo đảm các chủ trương đổi mới, quy định của ngành đến từng cán bộ, giáo viên và người lao động trong các cấp quản lý và cơ sở giáo dục; tổ chức truyền thông gương người tốt, việc tốt trong quá trình thực hiện đổi mới giáo dục và đào tạo; tổ chức tập huấn cho cán bộ chuyên trách truyền thông nhằm nâng cao kỹ năng phát ngôn và cung cấp thông tin về giáo dục .
        - Khuyến khích CBQL- GV - NV trong trường chủ động viết và đưa tin, bài về   các hoạt động của ngành, của trường, tập trung vào các tin bài về việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 nhất là các gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến của cấp học để khích lệ các thầy cô giáo, các em học sinh phấn đấu, vươn lên, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng.
      - Tiếp tục làm tốt công tác truyền thông về việc phòng, chống dịch bệnh trong nhà trường.
  2. Phát triển đội ngũ nhà giáo.
 2.1. Bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ nhà giáo, CBQL
      Tiếp tục bồi dưỡng cán bộ quản lí theo Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT ngày 20/7/2018 của Bộ GDĐT Quy định về Chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông; rà soát, đánh giá đội ngũ giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông theo Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT  ngày 22/8/2018 của Bộ GD ĐT quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông, trên cơ sở đó xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực để đáp ứng chuẩn và đáp ứng Luật giáo dục 2019.
       Tạo điều kiện để tất cả cán bộ quản lý, giáo viên  được tham gia các đợt tập huấn năng cao năng lực quản lý, tổ chức dạy học đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học. Thực hiện tốt quy chế dân chủ, nâng cao vai trò, trách nhiệm, lương tâm, đạo đức nhà giáo; mỗi thầy giáo, cô giáo phải thực sự là tấm gương sáng cho các em học sinh noi theo.
       Xây dựng và triển khai tốt kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên
      Ban giám hiệu tăng cường dự giờ thăm lớp để hỗ trợ, tư vấn kịp thời cho giáo viên trong quá trình thực hiện CT, SGK đối với các lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4, lớp 5
      Tổ chức hội thảo cấp trường về thực hiện CT, SGK đối với lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4, lớp 5.
       Tổ chức cho GV nghiên cứu tài liệu, CT, SGK lớp 5, xây dựng kế hoạch GD nhà trường, kế hoạch GD môn học, hoạt động giáo dục đáp ứng yêu cầu cần đạt của CTGDPT 2018. Tăng cường sinh hoạt chuyên môn tổ, CM trường nhằm chia sẻ, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho GV. Thực hiện nghiêm túc chương trình bồi dưỡng thường xuyên phù hợp nhu cầu phát triển phẩm chất, năng lực nghề nghiệp của mỗi giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
       Bố trí chuyên môn phù hợp cho 02 GV hợp đồng trường.
 2.2. Đổi mới hình thức tổ chức và PPDH
Thực hiện linh hoạt phương pháp, hình thức, kỹ thuật tổ chức dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh; vận dụng phù hợp những thành tố tích cực của các mô hình, phương thức giáo dục tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, đặc biệt là đổi mới tổ chức hoạt động giáo dục trên lớp học; tăng cường tổ chức thực hành trải nghiệm, tích hợp nội dung giáo dục địa phương, vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.
Tiếp tục áp dụng các thành tố tích cực mô hình trường học mới phù hợp; tiếp tục thực hiện dạy học theo phương pháp Bàn tay nặn bột trong dạy học môn Tự nhiên-Xã hội, Khoa học, dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới; vận dụng phương pháp “Sơ đồ tư duy”, dạy học theo Dự án vào tổ chức dạy học một số môn học phù hợp.
2.3. Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học
     Tổ chức hiệu quả sinh hoạt chuyên môn (SHCM) tại các tổ chuyên môn trong trường ; chú trọng đổi mới nội dung và hình thức SHCM thông qua hoạt động dự giờ, nghiên cứu bài học theo quy định tại Công văn số 1315/BGDĐT-GDTH ngày 16/4/2020 về Hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn thực hiện Chương trình GDPT cấp tiểu học.
 
3.Thực hiện hiệu quả các phương pháp và hình thức đánh giá học sinh
      Thực hiện đánh giá học sinh tiểu học theo quy định tại Thông tư 27/2020/TT-BGD ĐT ; thực hiện đánh giá học sinh phù hợp với kế hoạch dạy học, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; không kiểm tra, đánh giá vượt quá yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
    Thực hiện có hiệu quả các hình thức, phương pháp đánh giá áp dụng cho đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ. Thực hiện xây dựng ma trận đề, ngân hàng câu hỏi, ngân hàng đề kiểm tra phục vụ cho đánh giá định kỳ đối với các môn học có bài kiểm tra định kỳ. Việc thực hiện các phương pháp, hình thức đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục phải bảo đảm yêu cầu về tính trung thực, khách quan, công bằng, đánh giá chính xác kết quả học tập và rèn luyện của học sinh.
      Thực hiện nghiêm túc việc bàn giao kết quả giáo dục cuối năm học, tổ chức khen thưởng đúng thực chất, đúng quy định, tránh hiện tượng khen tràn lan gây bức xúc cho cha mẹ học sinh và dư luận xã hội.
    Tiếp tục tổ chức tập huấn, hướng dẫn giáo viên về hình thức tổ chức, phương pháp đánh giá thường xuyên; biên soạn đề và tổ chức thực hiện bài kiểm tra định kỳ các môn học theo Thông tư 27/2020/TT- BGD ĐT và Quyết định 2904/QĐ-BGD ĐT ngày 07/10/2022.
    4. Phụ đạo học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kỹ năng môn học và bồi dưỡng học sinh năng khiếu,  các cuộc giao lưu, các câu lạc bộ, sân chơi trí tuệ, … đáp ứng nhu cầu, sở thích.
      Đẩy mạnh công tác phụ đạo học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kỹ năng môn học trong từng tiết dạy. Phát hiện và bồi dưỡng học sinh năng khiếu; Chỉ đạo dạy học đến mọi đối tượng học sinh, quan tâm nhiều đến đối tượng học sinh khó khăn, đánh giá học sinh nhằm động viên khích lệ học sinh, tư vấn kịp thời để học sinh điều chỉnh quá trình học tập.
       GV nắm vững số HS chưa đạt chuẩn, học sinh có khó khăn trong học tập từ đó có kế hoạch phụ đạo cụ thể ngay trong từng tiết dạy; phối hợp kịp thời với phụ huynh để giúp đỡ các em.
      + Giảm bớt nội dung những câu hỏi khó, bài khó đối với đối tượng đại trà, đối tượng học sinh khó khăn về học; ưu tiên củng cố các kỹ năng cốt lõi về nghe, nói, đọc, viết và tính toán ở mức độ cơ bản nhất.
       + Lựa chọn, thay thế các dữ liệu trong sách giáo khoa mà xa lạ với học sinh nhằm giúp các em có điều kiện tiếp cận và củng cố các kỹ năng thuận lợi nhất.
        + Tăng thời lượng dạy học đối với một số bài dài, bài khó cho học sinh của lớp mình đảm bảo tính phù hợp.
       Coi trọng việc phát hiện và bồi dưỡng những khả năng nổi trội của học sinh. Trên cơ sở sự tự nguyện của học sinh và phụ huynh, nhà trường xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động giao lưu, các sân chơi trí tuệ như Câu lạc bộ tiếng Anh, giao lưu Văn, Toán tuổi thơ….
- Tham gia đầy đủ và có hiệu quả  cuộc thi: giao lưu Văn, Toán tuổi thơ, thi Tin học trẻ….
-  Động viên, khuyến khích học sinh tự nguyện tham gia các sân chơi “ Trạng nguyên Tiếng Việt”, Vioedu, IOE,… trên Internet, sân chơi English Challenge do Đài Phát thanh -Truyền hình Nghệ An tổ chức; thi TOEFL....nhằm bổ sung kiến thức, rèn luyện các kỹ năng đáp ứng yêu cầu của CTGDPT theo hướng phát triển  phẩm chất, năng lực học sinh.
   - Xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động trải nghiệm theo chủ điểm của  từng tháng .
     5. Đổi mới công tác quản lý, quản trị trường học:
- Thực hiện đổi mới hiệu quả công tác quản lý giáo dục; tăng cường quản lý việc thực hiện các liên kết với nước ngoài có sử dụng các chương trình giáo dục tích hợp được Bộ GD ĐT thẩm định, phê duyệt và cho phép sử dụng; quan tâm việc thực hiện các nội dung về tổ chức hoạt động giáo dục theo nhu cầu người học, thực hiện đúng các khoản thu dịch vụ theo quy định; thực hiện quy chế dân chủ và trách nhiệm giải trình tại nhà trường được quy định trong Nghị định.
- Tăng cường kỷ luật, kỷ cương gắn liền với thực hiện dân chủ cơ sở; đảm bảo công khai theo quy định tại Thông tư 09/2024/TT-BGD ĐT ngày 03/06/2024 của Bộ GDĐT.
- Tiếp tục đổi mới công tác quản lí, quản trị trường học. Tổ chức ký cam kết giữa Hiệu trưởng với GV, Tổ trưởng chuyên môn về việc đảm bảo chất lượng giáo dục học sinh của các môn, khối lớp. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm định chất lượng giáo dục.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường phân cấp quản lý, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm các tổ chuyên môn, GV trong việc thực hiện chương trình, nhiệm vụ chuyên môn và chất lượng giáo dục.
- Đẩy mạnh khai thác, sử dụng công nghệ thông tin trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; cập nhật kịp thời đầy đủ thông tin trên cơ sở dữ liệu ngành. Thực hiện tinh giản hồ sơ nhà trường
-Tăng cường tổ chức các tiết dạy học, các hoạt động giáo dục, tập huấn, bồi dưỡng, sinh hoạt chuyên môn, hội thảo chuyên môn... bằng hình thức trực tuyến.
6. Phụ đạo HS chưa đạt chuẩn KTKN môn học và bồi dưỡng HSNK, các cuộc giao lưu, CLB. Sân chơi trí tuệ… đáp ứng nhu cầu sở thích
6.1. Phụ đạo học sinh chưa đạt CKTKN môn học:
 -Lập Danh sách Học sinh yếu
- Từ thực trạng trên, bộ phận chuyên môn tiến hành họp bàn bạc để tìm ra biện pháp và phân công giáo viên giảng dạy.
-Tổ trưởng chuyên môn phối hợp với BGH triển khai công tác phụ đạo, hướng dẫn giáo viên  trong tổ thực hiện và thường xuyên kiểm tra đôn đốc, nhắc nhở.
-Tổ trưởng chuyên môn phối hợp với CTCĐ vận động GV tham gia tích cực công tác bồi dưỡng và phụ đạo học sinh.
-Mỗi giáo viên chủ nhiệm tự đề ra biện pháp phụ đạo cho phù hợp với độí tượng trong lớp mình giảng dạy. Giáo viên chủ nhiệm trong quá trình phụ đạo cần nắm được sự tiến bộ hay chưa tiến bộ của học sinh để có biện pháp hiệu quả hơn, báo cáo kết quả phụ đạo học sinh chưa hoàn thành của lớp mình cho tổ chuyên môn. Trên cơ sở đó cùng nhau bàn bạc biện pháp giáo dục tiếp theo. Ngoài ra, mỗi giáo viên chủ nhiệm phải chịu trách nhiệm về kết quả giáo dục học sinh chưa hoàn thành của lớp mình .
-Phụ huynh theo dõi việc học con em và cùng với GVCN có biện pháp giúp đỡ, hỗ trợ.
Thời gian thực hiện:
– Kể từ ngày 10/9/2024  đến khi kết thúc năm học.
+ Trong từng tiết dạy của giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn, vào cuối mỗi buổi học.
+ Trong tuần dạy vào tiết HDH.
Tổ chức kiểm tra : Cùng với các kỳ kiểm tra của phân phối chương trình.
   Phân công GV phụ đạo :
   Nhà trường giao trách nhiệm, nhiệm vụ đến giáo viên chủ nhiệm lớp, gáo viên dạy bộ môn căn cứ vào tình hình thực tế học sinh, qua việc trực tiếp giảng dạy và khảo sát chất lượng ( nắm được những HS yếu môn học hay ND kiến thức, năng lực, phẩm chất) để phụ đạo, hỗ trợ HS
 6.2. Bồi dưỡng học sinh năng khiếu
- Vào đầu năm học, nhà trường giao cho giáo viên phát hiện, lựa chọn học sinh có năng khiếu tốt các môn học ở tất cả các khối lớp như: Toán, Tiếng Việt; tiếng Anh; Âm nhạc; Mĩ thuật …
-Đối với các môn Âm nhạc, Mỹ thuật tổ chức dưới dạng các Câu lạc bộ; Môn Tiếng Anh triển khai dạy học tăng cường; Môn Toán, Tiếng Việt đẩy mạnh dạy phân hoá đối tượng theo từng tiết trong chương trình GDPT.
- Giao cho đ/c Hoàng Thị Long-Phó hiệu trưởng xây dựng kế hoạch tổ chức các sân chơi trí tuệ như Toán tuổi thơ; Rung chuông vàng tiếng Anh, Câu lạc bộ Em yêu Lịch sử… để các em học sinh được giao lưu học tập và trực tiếp chỉ đạo công tác bồi dưỡng cho học sinh năng khiếu.
- Động viên, khuyến khích học sinh tự nguyện tham gia các sân chơi Trạng nguyên tiếng Việt, Trạng nguyên toàn tài, IOE…. trên Internet nhằm bổ sung kiến thức, rèn luyện các kỹ năng đáp ứng yêu của CTGDPT theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh (Các GV chủ nhiệm chịu trách nhiệm động viên, khuyến khích học sinh tham gia)
- Tổ chức giao lưu các môn học thuộc lĩnh vực tiếng Anh, Mĩ thuật, Âm nhạc tạo sân chơi cho học sinh tham gia (Theo hướng hoạt động trải nghiệm).
- Chỉ đạo giáo viên xây dựng chương trình bồi dưỡng từng bộ môn của tổ và theo dõi tiến độ chương trình bồi dưỡng, chất lượng các lớp bồi dưỡng nhằm đảm bảo chất lượng học sinh năng khiếu.
-Phân công bồi dưỡng lớp 5: Câu lạc bộ Toán-Tiếng Việt: cô Đ. Bình, cô Nhài
-Lớp 4 cô Đức, Lớp 3 cô Hiển, lớp 2 cô T.Mai, Lớp 1 cô Liễu
  • Câu lạc bộ Tiếng anh cô Nhài
  • Câu lạc bộ Mĩ thuật: Cô Chu Mai
  • Câu lạc bộ Âm nhạc cô Dung
  • Khoa học sáng tạo thầy Dũng
6.3.Thực hiện giáo dục đối với HS khuyết tật hòa nhập, HS có hoàn cảnh khó khăn.
* Đối với trẻ khuyết tật hoà nhập: Năm học 2024-2025 trường có 4 học sinh hòa nhập: lớp 1, lớp 3, lớp 4
- Thực hiện Thông tư số 03/2018/TT-BGDĐT ngày 29/01/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật; Nâng cao chất lượng giáo dục đối với trẻ khuyết tật theo Luật Người khuyết tật và các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục người khuyết tật.
- Phát huy tinh thần gần gũi, chia sẻ của giáo viên để giúp học sinh không mặc cảm, tạo động lực động viên HS khuyết tật, thiệt thòi vươn lên.Làm tốt công tác phối hợp với gia đình học sinh để huy động sự tác động tích cực từ phía phụ huynh, gia đình HS trong công tác giáo dục HS khuyết tật, thiệt thòi.
- Căn cứ vào điều kiện thực tế và khả năng của học sinh khuyết tật, các giáo viên lớp có học sinh khuyết tật chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục hòa nhập phù hợp, thiết thực để đảm bảo các điều kiện giúp trẻ khuyết tật được tiếp cận giáo dục.
- Đối với trẻ khuyết tật có thể tiếp thu về chữ viết nhà trường đã động viên khuyến khích GV cho HS xuống lớp dưới để học đọc, viết giúp các em biết đọc viết.
- Tổ chức dạy học, đánh giá phù hợp với từng loại khuyết tật. Không đánh giá học sinh khuyết tật theo chuẩn KT- KN như học sinh bình thường mà chỉ ghi nhận những tiến bộ của từng em. Sử dụng cuốn Hồ sơ theo dõi và không xem xét lưu ban đối với học sinh khuyết tật; Hồ sơ xác nhận khuyết tật của học sinh do Hội đồng giám định có thẩm quyền theo Thông tư số 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT ngày 28/12/2012.
* Đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách:
   Toàn trường có 47 em có hoàn cảnh khó khăn ( nghèo và cận nghèo), 2 HS con mồ côi
- Thực hiện đảm bảo chế độ hỗ trợ theo quy định kịp thời cho các đối tượng học sinh thuộc diện hộ nghèo, con thương binh, …
- Luôn quan tâm động viên và tạo điều kiện để các em tự tin, phấn vượt lên hoàn cảnh học tập đạt kết quả cao. Hội phụ huynh luôn có phần quà tặng HS nghèo trong dịp Tết trung thu.
- Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động các nhà hảo tâm hỗ trợ kinh phí để động viên, hỗ trợ các em học tập đạt kết quả cao nhất là vào đầu năm học, các dịp lễ tết.
- Tổ chức tốt các phong trào “Tết yêu thương”, “đàn gà khăn quàng đỏ”... để động viên, khích lệ học sinh vươn lên trong học tập.
- Căn cứ vào điều kiện thực tế và nhu cầu, khả năng của học sinh khuyết tật, giáo viên chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục hòa nhập phù hợp, thiết thực để đảm bảo hiệu quả, chất lượng giáo dục học sinh khuyết tật. Tăng cường tuyên truyền trong đội ngũ  giáo viên về vấn đề giáo dục hòa nhập, trong đó học sinh học hòa nhập được học tập và đánh giá theo kế hoạch giáo dục cá nhân; tùy theo dạng khuyết tật, mức độ khuyết tật mà học sinh được miễn một phần, một số nội dung, một số môn học với mục tiêu giúp học sinh khuyết tật được tương tác cùng bạn bè, các em hòa nhập và yêu cuộc sống.
7. Công tác tài chính - Thống kê, kế hoạch.
  7.1. Công tác tài chính :
- Thực hiện nghiêm các quy định về quản lý tài chính, không để xảy ra tình trạng lạm thu, thu quá quy đinh. Thực hiện thu chi theo đúng quy định của nhà nước. Thực hiện việc thanh toán không dung tiền mặt trong lĩnh vực giáo dục.
- Quản lí tốt tài chính tài sản. Chú trọng hồ sơ quản lí tài sản; Kiểm kê, khấu hao, thanh lí tài sản hàng năm theo quy định của Bộ tài chính. Thực hiện chi tiêu hợp lý, đúng kế hoạch, kiểm kê, kiểm tra định kỳ và công khai các khoản thu chi theo đúng quy định của nhà nước.
- Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp với tình hình của đơn vị trên cơ sở các văn bản pháp luật quy định.
- Nhận trả chế độ lương và phụ cấp cho CBGV đầy đủ kịp thời. Đảm bảo
cân đối giữa thu và chi, tất cả phải  thực hiện theo quy định, khi làm chứng từ thu chi phải kí duyệt. Hàng tháng quyết toán các chứng từ thu, chi.
7.2. Công tác thống kê, kế hoạch
- Công tác thống kê, kế hoạch đảm bảo tính chính xác, khoa học, kịp thời, sử dụng thành thạo phần mềm trong báo cáo thống kê, trong xây dựng và quản lí kế hoạch về nhà trường, CSVC, đội ngũ.. Thực hiện tốt công tác dự báo, xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn.
- Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo kịp thời, đầy đủ, chính xác.
 8. Công tác đảm bảo chất lượng, KĐCL và xây dựng trường chuẩn Quốc gia
       8.1  Công tác đảm bảo chất lượng giáo dục
- Triển khai hiệu quả kế hoạch thực hiện công tác đảm bảo chất lượng trong cơ sở giáo dục phổ thông giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030.
- Tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các cơ quan, tổ chức đơn vị, nhất là người đứng đầu trong việc triển khai đảm bảo chất lượng giáo dục, huy động nguồn lực để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đưa nhiệm vụ công tác đảm bảo chất lượng vào kế hoạch phát triển, kinh tế xã hội của địa phương. Xác định chuẩn đầu ra của Chương trình giáo dục nhà trường nhằm khẳng định chất lượng kết quả giáo dục; tổ chức tự đánh giá để xác định đúng thực trạng trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng phù hợp.
- Giao đ.c Long trực tiếp phụ trách công tác đảm bảo chất lượng.
        8.2. Kiểm định chất lượng
      - Giữ vững trường đạt kiểm định chất lượng cấp độ 2: Tổ chức tự đánh giá để xác định đúng thực trạng trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng nhằm phát triển nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
       Thực hiện việc lưu các loại hồ sơ của năm học 2024-2025 theo Thông tư số 17/2018/ TT- BGD&ĐT.
- Thành lập Hội đồng tự đánh giá do đ.c Hiệu trưởng Cao Xuân Hùng trực tiếp chỉ đạo, đ.c Nguyễn Thị Bình làm thư kí.
8.3  Xây dựng trường chuẩn quốc gia.
      - Tiếp tục làm tốt công tác tham mưu với địa phương trong việc bổ sung,  hoàn thiện cơ sở vật chất để xây dựng trường chuẩn QGMĐ2 vào năm học 2026-2027.
     - Tiếp tục bổ sung cơ sở vật chất, duy trì và giữ vững chất lượng trường chuẩn Quốc gia MĐ1, kiểm định mức độ 2.
     - Tập trung nâng cao chất lượng về giáo viên và chất lượng giáo dục học sinh.
     - Ban xây dựng trường chuẩn quốc gia do đ.c Hiệu trưởng Cao Xuân Hùng trực tiếp làm trưởng ban.
   9. Công tác kiểm tra nội bộ trường học; công tác thi đua khen thưởng
   9.1. Công tác kiểm tra nội bộ
      Thành lập ban kiểm tra nội bộ do đ/c hiệu trưởng làm trưởng ban.
      Xây dựng kế hoạch kiểm tra sát tình hình thực tiễn và đảm bảo tính thường xuyên, liên tục và có tác dụng trong công tác kiểm tra.
      Tăng cường tuyên truyền, quán triệt Luật Thanh tra, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Phòng chống tham nhũng.
      Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động thanh tra kiểm tra, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo, phòng chống tham nhũng; tập trung thanh tra, kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật 9 nhiệm vụ, 5 giải pháp của ngành và vấn đề dư luận bức xúc: dạy thêm, học thêm, quản lý thu chi trong nhà trường, việc thực hiện các quy định về công khai trong nhà trường, biện pháp đảm bảo an toàn trường học, phòng chống bạo lực học đường....
       Thực hiện có hiệu quả công tác KTNBTH.  Làm tốt công tác tự kiểm tra trên các lĩnh vực. Trong đó trọng tâm nhất là việc kiểm tra hoạt động và chất lượng dạy học tại nhà trường.
     Trong năm học kiểm tra 5-6 chuyên đề về các lĩnh vực ;
   + Tăng cường kiểm tra chuyên đề, kiểm tra đột xuất về thực hiện chương trình GDPT 2018, đổi mới nội dung và phương pháp dạy học, đánh giá kết quả học tập phù hợp với từng đối tượng và tâm sinh lý của học sinh tiểu học đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng; chú trọng giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh.
       Thông qua kiểm tra, đánh giá đúng thực chất các hoạt động của nhà trường và năng lực của đội ngũ cán bộ, giáo viên. Sau kiểm tra tư vấn, uốn nắn, bổ sung kịp thời những sai sót hạn chế, đồng thời kiến nghị với các cấp quản lý điều chỉnh, bổ sung các chính sách quy định về điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục. Thông qua kiểm tra phát hiện, biểu dương và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến.
          Kế hoạch kiểm tra cụ thể trong năm học như sau:
Thời gian (tháng) Nội dung kiểm tra Phân công thực hiện Ghi chú
(Điều chỉnh)
Tháng 9/2024 - Công tác tuyển sinh
 
- Đức, Nhan, Thành
 
 
Tháng 10/2024
 
- Hồ sơ giáo viên, hồ sơ tổ
 
- Long, Trà, Liễu  
Tháng      11/2024 -  KT việc triển khai chương trình GDPT 2018 đối với L1,2,3,4,5
- KT công tác đảm bảo chất lượng
- Long, Trà, Đ.Bình
 
- BGH, N.Bình
 
 
Tháng 12/2024
- KT việc đổi mới phương pháp dạy học, KT đánh giá HS - BGH + Thanh Mai
 
 
 
 
 
Tháng 1/2025
-  KT đảm bảo chất lượng
- KT việc đánh giá HS theo TT22; TT 27 
 
- Long, Trà, Liễu
 
-  BGH + Đức
 
Tháng 2/2025 - KT việc thực hiện QCCM
- Hồ sơ giáo viên, hồ sơ tổ CM
- BGH + TT  
Tháng       3/2025 - KT việc đổi mới PPDH, kiểm tra đánh giá HS, ứng dụng CNTT trong DH  - KT việc lựa chọn SGK  BGH + TT
 
 
 
 
Tháng 4/2025
 
- KT việc dạy học tăng cường
- KT công khai
 
BGH + Nhan
 
Tháng 5/2024  
- KT cơ sở vật chất cuối năm
 
BGH, Quỳnh, Nhan.
 
 
 
    9.2. Công tác thi đua khen thưởng:
       Phát động và tổ chức các phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả; nhân rộng các gương điển hình tiên tiến trong việc thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ giáo dục tại địa phương gắn với với phong trào thi đua “ Đổi mới sáng tạo trong quản lý giảng dạy và học tập” của Ngành giáo dục giai đoạn 2020-2025.
       Kiện toàn hội đồng thi đua của nhà trường; thực hiện công tác thi đua khen thưởng theo đúng các văn bản chỉ đạo. Tổ chức phổ biến nội dung đăng ký thi đua, hướng dẫn công tác thi đua để cán bộ, giáo viên, nhân viên đăng ký thi đua đúng quy định.
       Nội dung và hình thức tổ chức các đợt thi đua sẽ được lập kế hoạch ngay từ đầu năm và triển khai cho các bộ phận,  các cá nhân phụ trách  để chủ động trong việc thực hiện ( Thi đua thường xuyên , thi đua theo đợt , theo chủ điểm tháng, chủ đề  năm học )
       Xây dựng quy chuẩn đánh giá thi đua theo thang điểm 100 với các nội dung sát thực với các hoạt động trọng tâm trong nhà trường;  Phổ biến cho GV nắm rõ Nghị định số 90/2020/NĐ-CP về việc đánh giá xếp loại chất lượng, cán bộ, công chức, viên chức. Thực hiện đánh giá xếp loại GV theo Nghị định số 90/2020/NĐ-CP để làm căn cứ bình xét thi đua.
      Thực hiện quy định của Luật thi đua khen thưởng (Số 06/2022/QH 15) và các văn bản hướng dẫn của ngành. Mỗi năm học thực hiện bình xét danh hiệu thi đua 1 lần vào cuối năm học. Khi kết thúc mỗi đợt thi đua, có thể xem xét khen thưởng cho những tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc. Thực hiện cơ chế khen thưởng phù hợp với điều kiện kinh tế của nhà trường.
10. Công tác thư viện và phát triển văn hóa đọc
     - Vận dụng triển khai mô hình thư viện thân thiện phù hợp với điều kiện thực tế một cách linh hoạt và hiệu quả theo Công văn 430/BGDĐT-GDTH ngày 30/01/2019 ; không áp đặt máy móc nhằm hình thành thói quen đọc sách, ý thức tự học, tự nghiên cứu và phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh tiểu học.
      - Tăng cường tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo viên và nhân viên thư viện về công tác tổ chức hoạt động đọc cho học sinh; xây dựng thời khóa biểu dành cho tiết đọc thư viện;  tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện kĩ thuật, học liệu và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lí và tổ chức hoạt động thư viện; huy động sự tham gia của phụ huynh và cộng đồng trong quá trình tổ chức hoạt động nhằm góp phần xây dựng văn hóa đọc trong nhà trường và cộng đồng.  Triển khai mô hình Thư viện thân thiện phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị.
   - Tổ chức ngày đọc sách, tuần đọc sách, đọc sách theo chủ đề, thi kể chuyện
theo sách, viết về sách: giúp học sinh tương tác với sách thông qua các hoạt động
đọc sách; kết nối giữa học sinh, cha mẹ học sinh và nhà trường trong việc hỗ trợ
học sinh đọc sách, duy trì việc đọc thường xuyên nhằm hình thành và phát triển
thói quen đọc cho học sinh. Tham gia có hiệu quả cuộc thi“ Đại sứ văn hóa đọc”
 - Xây dựng thư viện đạt chuẩn.
 - Rà soát các quy định tiêu chuẩn thư viện được quy định tại Thông tư 16/2022/TT- BGDĐT ngày 22/11/2022, cụ thể:
 + Tham mưu đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện kĩ thuật, học liệu và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lí và tổ chức hoạt động thư viện, đặc biệt là phát triển thư viện số, thư viện trực tuyến; huy động sự tham gia của cha mẹ học sinh và cộng đồng trong quá trình tổ chức hoạt động nhằm góp phần xây dựng văn hóa đọc trong nhà trường và cộng đồng.
 + Xác định tiêu chuẩn thư viện nhằm đảm bảo điều kiện thực hiện Chương trình GDPT 2018 cấp tiểu học. Xác định mức độ đạt tiêu chuẩn thư viện để kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia.
 - Cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên phụ trách thư viện bồi dưỡng nâng cao năng lực  đảm bảo quy định của Thông tư 16/2022/TT-BGDĐT.
    11. Công tác phổ cập
     Thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ PCGDTH trên địa bàn theo Nghị định số 20/2014/NĐ-CP, Thông tư 07/2016/TT-BGDĐT và kế hoạch của UBND huyện. ; tiếp tục tham mưu Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục, xóa mù chữ địa phương về các giải pháp đồng bộ để duy trì, củng cố và nâng cao kết quả PCGDTH đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện cấp học tiểu học.
     Thực hiện công tác PCGDTH năm 2024 theo Kế hoạch số 997/KH-SGD ngày
13/05/2024 về công tác xóa mù chữ, PCGD;   thực hiện quy trình điều tra, tự kiểm tra và kiểm tra công nhận đơn vị xã, thị trấn đạt chuẩn PCGDTH theo quy định. Thực hiện, hoàn thiện và lưu trữ hồ sơ PCGDTH theo Công văn số 2132/SGD&ĐT-GDTH ngày 26/10/ 2015 của Sở GD&ĐT.
   Tiếp tục phối hợp với trường mầm non, THCS thực hiện quy trình điều tra, tự kiểm tra và đề nghị UBND huyện kiểm tra công nhận xã đạt chuẩn phổ cập GDTH vào tháng 10 năm 2024
     Duy trì phổ cập GDTH mức độ 3 và xóa mù chữ mức độ 2; huy động 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1; 99% trẻ 11 tuổi HTCTTH, không có học sinh bỏ học, 100% trẻ khuyết tật được học hòa nhập.
    Tạo điều kiện cho giáo viên học tập nâng cao trình độ đáp ứng vị trí việc làm theo lộ trình Nghị định 71/2020/NĐ-CP nhằm đáp ứng theo yêu cầu của Luật giáo dục 2019.
   Tích cực Tham mưu chính quyền địa phương bổ sung cơ sở vật chất từng bước đáp ứng theo quy định tại Thông tư 13/2020/BGDĐT-CSVC ngày 15/4/2021, Thông tư 14/2020/BGDĐT-CSVC ngày 26/5/2020; bố trí nguồn kinh phí thực hiện, có chủ trương vận động tài trợ huy động các nguồn lực hợp pháp nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ PCGD-XMC tại địa phương gắn với thực hiện đổi mới Chương trình GDPT 2018. Thực hiện rà soát, đánh giá danh mục thiết bị dạy học hiện có có kế hoạch bổ sung thiết bị dạy học tối thiểu được quy định tại Thông tư 37/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021.
  12.Tăng cường chuyển đổi số trong giáo dục, đào tạo và giáo dục kỹ năng công dân số
      a) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo
     b) Triển khai thực hiện đưa nội dung giáo dục kỹ năng công dân số vào giảng dạy ở cấp tiểu học thông qua dạy học môn Tin học, tích hợp giáo dục kỹ năng công dân số thông qua tổ chức dạy học các môn học, hoạt động giáo dục theo hướng dẫn của Bộ GD ĐT.
    c) Triển khai học bạ số:
    Thực hiện triển khai học bạ số từ năm học 2024-2025 theo hướng dẫn của Bộ GD ĐT và thực hiện Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 11/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030.
13. Các hoạt động giáo dục khác.
 13.1. Công tác y tế trường học
   - Tuyên truyền sâu rộng trong các bậc phụ huynh nắm được chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là tham gia bảo hiểm y tế học sinh.
   - Tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ các nội dung về y tế trường học theo Quy định tại thông tư số 13/2016/TTLT-BYT-BGD&ĐT ngày 12/5/2016.
   - Vận động 100% số  HS tham gia bảo hiểm y tế.
   - Hợp đồng 01 nhân viên y tế, vệ sinh.
   - Đảm bảo vệ sinh trường lớp sạch sẽ, có biện pháp kịp thời để chống dịch bệnh
 - Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa nhà trường và trạm y tế xã.
 - Tiếp tục truyền thông, giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh, tật học đường và phòng chống dịch bệnh trong trường học. Lồng ghép các nội dung giáo dục sức khỏe, phòng chống bệnh, tật học đường, sức khỏe giới tính; phòng chống dịch bệnh.
- Hợp đồng với trạm y tế xã tổ chức khám sức khỏe đầu vào cho học sinh 1-2 lần/năm học; lập sổ theo dõi và quản lý sức khỏe cho học sinh.
+ Giám sát thường xuyên tại trường học nhằm phát hiện sớm và xử lý kịp thời bệnh, tật học đường cho học sinh.
+ Tổ chức và thực hiện xử lý sơ cấp cứu tại chỗ cho các học sinh, giáo viên đồng thời phối hợp với các cơ sở y tế để tổ chức khám, điều trị theo các chuyên khoa cho học sinh.
+ Phối hợp để tổ chức tiêm chủng, uống vắc-xin phòng bệnh cho học sinh….
- Xây dựng môi trường vệ sinh, phòng chống dịch bệnh; tăng cường hoạt động thể lực cho HS.
- Tiếp tục bổ sung và dần hoàn thiện các điều kiện về phòng học, bàn ghế, bảng viết, chiếu sáng….trong trường học theo quy định tại Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT.
- Đảm bảo các điều kiện về cấp thoát nước và vệ sinh môi trường trong trường học như: cung cấp đầy đủ nước uống và nước sinh hoạt; chỗ rửa tay với nước sạch và xà phòng; thu gom và xử lý chất thải của các trường học theo đúng quy định….
 13.2. Lao động vệ sinh; xây dựng cảnh quan môi trường
    Thực hiện tốt phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực tạo điều kiện cho học sinh đến trường được an toàn, thân thiện, vui vẻ.
  Xây dựng kế hoạch lao động vệ sinh, tô đẹp cảnh quan trường lớp.
  Hướng dẫn học sinh phân loại rác, bỏ rác đúng quy định đảm bảo vệ sinh
 Thường xuyên khơi thông hệ thống thoát nước; vệ sinh xung quanh trong và ngoài tường bao, cổng trường
      Khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động giáo dục trong nhà trường, cộng đồng với thái độ tích cực tự giác, chủ động và sáng tạo.
       Huy động các tổ chức xã hội, cá nhân trong và ngoài nhà trường tham gia hoạt động trong việc giáo dục văn hóa, truyền thống lịch sử Cách mạng cho học sinh.
13.3. Công tác tâm lý học đường
     - Tổ chức tốt việc tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường:  Thành lập tổ tư vấn tâm lý, phân công nhiệm vụ cho các thành viên tổ tư vấn. Bố trí giáo viên có khả năng giải đáp tư vấn theo các nội dung: tư vấn về việc học, sinh hoạt, giao tiếp ứng xử, ATGT,sức khỏe, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống đuối nước, phòng chống dịch bệnh… Khi tư vấn chủ yếu đưa ra những phân tích, lời khuyên thiết thực giúp các em giải tỏa được về mặt tinh thần, làm cho các em cảm thấy vững vàng, tự tin và trên cơ sở đó có thể tự giải quyết được vấn đề của mình theo hướng tích cực.
     - Triển  khai tập huấn cho tất cả giáo viên về công tác tư vấn tâm lý học sinh
    -  Xây dựng  kế hoạch phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc tư vấn tâm lý cho học sinh.
   -  Giao đ.c Long PHT trực tiếp phụ trách công tác tư vấn tâm lí học sinh.
 13.4. Công tác đảm bảo an ninh trật tự; an toàn trường học
* Công tác phòng cháy chữa cháy: Triển khai và thực hiện có hiệu quả các quy định về chữa cháy, kế hoạch phòng cháy, chữa cháy của các cơ quan có thẩm quyền. Đưa nội dung công tác PCCC vào các buổi sinh hoạt đầu tuần, các buổi sinh hoạt ngoại khóa để triển khai thực hiện công tác tuyên truyền các quy định về phòng cháy và chữa cháy bằng nhiều hình thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong trường học, phổ biến kiến thức về PCCC. Chuẩn bị đầy đủ các lực lượng và phương tiện để chủ động xử lý kịp thời các sự cố cháy nổ xảy ra.
        Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện các biện pháp chữa cháy, kiểm tra và tự chỉnh sửa  phương án chữa cháy và cứu hộ; tổ chức thực tập tình huống cháy giả định (trong hồ sơ Phương án PCCC). Trang bị dụng cụ, phương tiện chữa cháy, kiểm tra, bảo quản, sử dụng có hiệu quả phương tiện chữa cháy.
      Chú trọng công tác tự kiểm tra theo định kỳ về phòng cháy chữa cháy. Nâng cao nghiệp vụ, chất lượng hoạt động của lực lượng phòng cháy và chữa cháy tại chỗ phát huy hiệu quả với phương châm “4 tại chỗ” trong công tác phòng cháy và chữa cháy “Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, vật tư hậu cần tại chỗ”. 
* Phòng chống đuối nước:
 - Đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao nhận thức về xây dựng trường học an toàn chống tại nạn thương tích, đuối nước cho cán bộ, GV, CNV và học sinh
- Tăng cường năng lực chỉ đạo và trách nhiệm của ban chỉ đạo phòng chống đuối nước; Tích hợp lồng ghép phòng chống tại nạn thương tích, đuối nước trong các hoạt động giáo dục.
- Phối  hợp với đoàn thanh niên, hội phụ nữ, các đoàn thể cấp xã, cấp xóm để có những biện pháp phòng chống đuối nước ;
- Động viên học sinh  tham gia các khóa học bơi để các em có thêm hành trang bảo vệ bản thân.
* An ninh trường học:
    -  Chỉ tiêu:  - 100%  cán bộ ,GV,CNV thực hiện tốt công tác an ninh trường học
    -  Giải pháp:
   + Thành lập Ban an ninh trường học  do Hiệu trưởng làm trưởng ban.
   + Xây dựng Kế hoạch bảo đảm an ninh trật tự tại trường học.
   + Tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện đầy đủ các nội dung trong Thông tư liên tịch số 34/2009/TTLT-BGDĐT-BCA ngày 20/11/2009 của Bộ Công an.
   +  Tiếp tục quán triệt Thực hiện tốt Thông tư 23/2012/TT- BCA ngày 27/04/2012 của Bộ Công an quy định về khu dân cư, xã, phường, thị trấn, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn an ninh, trật tự”;
13.5.  Công tác dân chủ cơ sở
    + Thực hiện theo Luật 10/2022/QH15 – ngày 10/11/2022- luật thực hiện Dân chủ cơ sở. Nhà trường phối hợp với Công đoàn tổ chức triển khai, quán triệt Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường cho tất cả cán bộ, công chức tại đơn vị mình.
    +  Tổ chức cho cán bộ, giáo viên học tập quy chế dân chủ qua đó giúp cho cán bộ, giáo viên hiểu rõ quyền hạn nghĩa vụ của mỗi cá nhân trong nhà trường.
   + Thực hiện nghiêm túc các quy định về quy chế dân chủ trường học, phát huy tối đa tính tự chủ, sáng tạo của nhà giáo và tạo môi trường thuận lợi để mỗi cá nhân, tổ chức tham gia tích cực vào sự phát triển của đơn vị. Thực hiện tốt các quy định về công khai theo TT 09/2024/TT-BGD ĐT ngày 03/06/2024
13.6. Công tác Pháp chế, Giáo dục Pháp luật trong nhà trường:
     Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường.
     Tăng cường nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật trong các chương trình ngoại khóa và các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Tham gia nghiêm túc các cuộc thi tìm hiểu pháp luật do cơ quan cấp trên tổ chức, tổ chức “Ngày pháp luật” tại đơn vị có hiệu quả.
- Bổ sung, nâng cao chất lượng tủ sách pháp luật và các phương tiện, thiết bị, tài liệu, học liệu hỗ trợ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Chú trọng làm tốt công tác công khai và tự kiểm tra trong trường học; tổ chức bồi dưỡng kiến thức về pháp luật, về ý thức trách nhiệm công dân nhằm góp phần giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, nếp sống văn hoá, cho giáo viên và học sinh để không có hiện tượng giáo viên, học sinh vi phạm pháp luật.
- Tăng cường công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, phòng chống tội phạm, bạo lực, tệ nạn xã hội trong nhà trường và phòng chống tác động tiêu cực của trò chơi trực tuyến và mạng xã hội đối với học sinh.
+ Hàng tuần, vào thứ hai chào cờ và nhân các dịp sinh hoạt tập thể, nhà trường  đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông một cách thường xuyên, nhằm nâng cao ý thức của học sinh khi tham gia giao thông.
+ Tổ chức công tác tuyên truyền các văn bản của Đảng, nhà nước, cấp ủy, chính quyền các cấp liên quan ANTT; những quy định của pháp luật về phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy, phòng chống HIV/AIDS, phòng chống tệ nạn xã hội, luật ATGT; nội quy, quy định của  nhà trường về công tác bảo vệ ANTT...nhằm nâng cao ý thức chấp hành  trong cán bộ, giáo viên và học sinh.
+ Thực hiện tốt giáo dục lồng ghép an ninh quốc phòng trong trường Tiểu học.
13.7. Công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư:
- Xây dựng quy định về tiếp công dân và giải quyết Khiếu nại, tố cáo theo quy định của Pháp luật  và phù hợp với đặc điểm, tình hình của trường.
- Kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
  - Làm tốt công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư, phòng chống tệ nạn. Bố trí phòng tiếp dân, có nội quy và có sổ theo dõi tiếp dân,  phân công lịch cán bộ tiếp dân hàng tuần.
 - Xây dựng tập thể đoàn kết, không để xảy ra tình trạng đơn thư vượt cấp.
13.8. Công tác phòng chống tham nhũng.
      Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quy định của Luật phòng chống tham nhũng, Nghị quyết số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và các biện pháp thi hành Luật phòng chống tham nhũng, các Chỉ thị, Nghị Quyết của Trung ương và các văn bản chỉ đạo của tỉnh Nghệ An về phòng chống tham nhũng.
      Nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm của tập thể và cá nhân nhất là trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị; ngăn chặn đẩy lùi tham nhũng, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục.
      Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực thi nhiệm vụ của cán bộ, giáo viên, nhân viên chức, ngăn ngừa việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi, góp phần phòng chống tham nhũng, thực hiện tiết kiệm chống lãng phí.
13.9. Công tác dân vận chính quyền.
    Tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên (CB, GV, NV) trong toàn ngành về công tác Dân vận chính quyền trong tình hình mới.
     Mỗi cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường nghiên cứu học tập bài báo “Dân vận” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tổ chức thực hành “Dân vận khéo”, “Dân vận chính quyền” để tạo sự chuyển biến rõ nét trong lề lối làm việc, trong tiếp xúc với dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân.
     Đổi mới phương thức hoạt động theo hướng “Trọng dân, gần dân, hiểu dân, có trách nhiệm với nhân dân”, khắc phục những biểu hiện thiếu trách nhiệm, nhũng nhiễu, gây khó khăn phiền cho học sinh, nhân dân và các tổ chức; ngăn chặn, xử lí nghiêm thái độ thờ ơ, thiếu trách nhiệm với học sinh và nhân dân. Công tác Dân vận phải thật sự góp phần nâng cao chất lượng Giáo dục của nhà trường.
 14. Công tác bán trú
- Thực hiện trên nhu cầu của phụ huynh học sinh, thỏa thuận với phụ huynh học sinh để tổ chức công tác bán trú.
- Đầu năm toàn trường có 38/38 lớp có học sinh đăng kí ăn bán trú với 1175 em đăng kí ăn bán trú; tổ chức ăn bán trú tại trường vào các buổi trưa thứ 2;3;5.
- Tổ chức bữa ăn đảm bảo an toàn thực phẩm; đa dạng bữa ăn cho học sinh.
- Bếp ăn đảm bảo hai chiều, an toàn phòng chống cháy nổ.
- Thu- chi, quyết toán theo đúng văn bản hướng dẫn của các cấp.
- Bộ phận tài vụ tổng hợp suất ăn bán trú( đ.c Quỳnh, Hậu, Trà) của từng học sinh, thực hiện thu  và quyết toán hàng tháng
- Sáng các ngày thứ 2;3;5 đ.c Trà, Quỳnh và bếp trưởng tiếp nhận thực phẩm và kiểm tra theo quy định.
- Đ.c Quỳnh trực tiếp lên thực đơn cho học sinh
- Giao đ.c Trà- PHT trực tiếp phụ trách công tác bán trú.
- Nhân viên nấu ăn: 12 người đảm bảo hồ sơ theo quy định.
- Phân công lịch trực bán trú như sau:
TT Họ và tên Trực Ghi chú
    Lớp Buổi  
1 Võ Thị Nga 1A 2  
2 Lê Thị Dung   1  
3 Cao Thị Hương 1B 3  
4 Đậu Thị Hoa 1C 3  
5 Nguyễn Thị Thành 1D 3  
6 Cao Thị Hà 1E 3  
7 Cao Thị Hường 1G 3  
8 Thái Thị Dương Liễu 1H 3  
9 Trương Thị Mỹ 2A 3  
10 Nguyễn Thị Liên 2B 1  
11 Chu Thị Mai   2  
12 Cao Thị Minh 2C 3  
13 Phạm Thị Lệ Thủy 2D 3  
14 Nguyễn Thị Xuân Thanh 2E 1  
15 Vũ Thị Lâm   2  
16 Cao Thị Thảo 2G 2  
17 Đặng Thị Quỳnh   1  
18 Pham Thị Thanh Mai 2H 3  
19 Nguyễn Thị Hiền 3A 2  
20 Hoàng Linh Giang   1  
21 Hoàng Thị Vân 3B 3  
22 Cao Thị Thu 3C 3  
23 Hoàng Thị Diện 3D 2  
24 Lê Thị Dung   1  
25 Phạm Thị Thảo 3E 3  
26 Đặng Thị Dung 3G 3  
27 Lương Thị Mai 3H 3  
28 Lê Thị Hiển 3I 2  
29 Nguyễn Thị Hậu   1  
30 Đặng Thị Quyên 4A 3  
31 Nguyễn Thị Thu Hương 4B 3  
32 Cao Thị Thanh Hằng 4C 3  
33 Nguyễn Thị Trường 4D 3  
34 Nguyễn Thị Hậu   1  
35 Phan Thị Châu 4E 2  
36 Trần Thị Vân Oanh   1  
37 Vũ Thị Đông Đức 4G 3  
38 Cao Thị Soa 4I 2  
39 Đặng Thị Quỳnh   1  
40 Nguyễn Thị Nhan 5A 2  
41 Nguyễn Thị Thu Hiền   1  
42 Lê Thị Thanh Lâm 5B 2  
43 Hoàng Lê Thu Hà   1  
44 Nguyễn Thị Bình 5C 3  
45 Phạm Thị Thúy Vân 5D 2  
46 Cao Thị Hằng   1  
47 Nguyễn Thị Hương 5E 2  
48 Cao Thị Hằng   1  
49 Đặng Thị Thanh Bình 5I 2  
50 Hoàng Lê Thu Hà   1  
51 BGH trực   Đ.C Trà  - thứ 2; Long- thứ 3; Hùng- thứ 5
15. Công tác cải cách hành chính.
     Đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là các thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dạy, người học, cho nhân dân; tăng cường công tác kiểm tra thực hiện cải cách hành chính, thực thi công vụ trong đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức. Thực hiện cải cách hành chính gắn với công tác Dân vận chính quyền và Quy chế Dân chủ cơ sở; thực hiện hiệu quả Đề án “ Nâng cao chất lượng thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông theo hướng hiện đại tại các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Nghệ An”; tăng cường trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong thực thi công vụ, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân.
   VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 
1. Phân công nhiệm vụ:
  1.1. Hiệu trưởng - Cao Xuân Hùng:
   -  Xây dựng kế hoạch, lãnh đạo, chỉ đạo mọi hoạt động trong nhà trường; chịu trách nhiệm chính về công tác chính trị tư tưởng, tham mưu, quản lý hành chính, tài chính, tài sản và công tác tổ chức cán bộ trong nhà trường.
   -  Phụ trách công tác thi đua khen thưởng, các cuộc vận động và phong trào thi đua.
    - Dạy 2 tiết/tuần
1.2. Phó Hiệu trưởng
  *  Hoàng Thị Long
- Phụ trách chuyên môn; XD kế hoạch CM toàn trường; Sắp xếp thời khóa biểu, chịu trách nhiệm chính chỉ đạo chuyên môn các khối lớp 3;4;5; Công nghệ thông tin. Phụ trách các phần mềm, các cuộc thi của học sinh.
         - Công tác bồi dưỡng GV, BDTX
         - Các cuộc thi GV, HS, các câu lạc bộ, giao lưu, các sân chơi,...
         - Theo dõi ngày công, phân công GV dạy thay.
         - Phụ trách về công tác SKKN
         - Phụ trách công khai theo TT 36; WEST trường, công tác đảm bảo chất lượng giáo dục của trường tiểu học; Biểu mẫu 06: Công khai thông tin chất lượng giáo dục tiểu học .
        - Phần mềm EQMS và CBQL, cơ sở dữ liệu ngành;
        - Công tác kiểm định chất lượng.
        - Phụ trách môn Mỹ Thuật, T.Anh, tin học ; chỉ đạo dạy học giáo dục KNS, STEM, tiếng anh tăng cường.
      - Tổng hợp tiết dạy, kiêm nhiệm, các hoạt động GD NGLL.
      - Công tác văn nghệ, thể dục thể thao, HĐ NGLL.
      - Phụ trách công tác giáo dục pháp luật; ANQP; công tác tư vấn tâm lý học đường
      - Dạy 4 tiết/tuần.
      - Phụ trách sinh hoạt tập thể, bồi dưỡng TX, các cuộc thi của giáo viên; ATGT
      -Phụ trách công tác kiểm tra nội bộ, tư vấn tâm lý GV và học sinh.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng phân công.
* Nguyễn Thị Hương Trà
 - Phụ trách công tác Phổ cập giáo dục Tiểu học;
- Chịu trách nhiệm chính chỉ đạo chuyên môn khối lớp 1; 2.
- Phụ trách cơ sở vật chất, công tác giáo dục lao động, công tác y tế, vệ sinh môi trường, nước sạch, phòng cháy chữa cháy, chữ thập đỏ, sữa học đường. Công tác bán trú.
- Công tác đảm bảo chất lượng. Phụ trách môn Mỹ Thuật, Thể dục, Âm nhạc; Giáo dục địa phương.
- Phụ trách sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoài giờ.
- Phụ trách công tác tự đánh giá kiểm định, đảm bảo chất lượng;
- Phụ trách VSMT, lao động
-Phụ trách công tác thư viện, thiết bị; đại sứ văn hóa đọc.
  1.3. Đối với tổ trưởng tổ chuyên môn.
  -  Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch của tổ chuyên môn.
  - Tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn theo đúng quy định tập trung sinh hoạt chuyên đề và sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học. đặc biệt chú ý đến nội dung  đổi mới phương pháp dạy học và việc lựa chọn nội dung dạy học, những vấn đề vướng mắc trong thực hiện chương trình GDPT 2018.
  - Thực hiện công tác thăm lớp dự giờ, góp ý rút kinh nghiệm các giờ dạy và thực hiện bồi dưỡng giáo viên của tổ.
  - Thực hiện công tác kiểm tra đánh giá các hoạt động chuyên môn theo sự phân công.
  - Tổng hợp báo cáo chất lượng giáo dục của tổ theo kế hoạch.
  - Tổ chức các hoạt động GDNGLL, hoạt động trải nghiệm và các hoạt động khác.
  1.4. Đối với giáo viên:
   - Chịu trách nhiệm giảng dạy theo sự phân công của Hiệu trưởng.
   - Tham gia làm công tác phổ cập.
   - Thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế chuyên môn.
   - Chịu trách nhiệm chất lượng của lớp, môn giảng dạy.
   - Kết hợp với nhà trường, liên đội tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong và ngoài nhà trường.
  - Tích cực tự trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ.
  - Tham gia đầy đủ các buổi chuyên đề do các cấp tổ chức.
 - Sẵn sàng đề xuất những nội dung cần thiết, liên quan đến việc tố chức dạy học và các hoạt động khác với nhà trường để mang lại hiệu quả tốt nhất cho đơn vị.
1.5.Đối với Tổng phụ trách Đội
- Kết hợp với phó hiệu trưởng và các bộ phận, xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Căn cứ tình hình thực tế của nhà trường và các yếu tố liên quan để chủ động xây dựng kế hoạch về các buổi trải nghiệm thực tế cho học sinh để tham mưu với lãnh đạo nhà trường triển khai thực hiện có hiệu quả. Kế hoạch phải đảm bảo rõ ràng về mục đích ý nghĩa, địa chỉ cụ thể các điểm đến; dự kiến kinh phí thực hiện và thành phần tham gia cùng học sinh; lộ trình và thời gian ( bắt đầu- kết thúc).
- Thành lập các ban của liên đội để thức đẩy mọi hoạt động của nhà trường.
- Xây dựng tiêu chí thi đua của Liên đội.
1.6. Đối với nhân viên Thư viện, Thiết bị.
- Quản lý mọi hoạt động của thư viện, thiết bị.
- Xây dựng các kế hoạch hoạt động liên quan đến hoạt động của thư viện, thiết bị dạy học.
- Khuyến khích học sinh tích cực tham gia các hoạt động đọc sách.
- Tham mưu với lãnh đạo trường về kế hoạch Tổ chức Ngày hội đọc sách.(về thời điểm, về cách tổ chức, Thành phần cần phối hợp để tổ chức...) để đảm hiệu quả hoạt động.
1.7. Giáo viên giảng dạy, nhân viên phục vụ : Thực hiện theo QĐ số 36/ QĐ-THDT ngày 30 tháng 8 năm 2024 của Hiệu trưởng.( Có danh sách phân công kèm theo)
TT Họ và tên Chức vụ Nhiệm vụ được giao
1 Trần Thanh Dũng Giáo viên TPT đội, dạy MT K1
2 Võ Thị Nga Giáo viên GVCN và giảng dạy lớp 1A
3 Cao Thị Hương Giáo viên GVCN và giảng dạy lớp 1B
4 Đậu Thị Hoa Giáo viên GVCN và giảng dạy lớp 1C
5 Nguyễn Thị Thành Giáo viên GVCN và giảng dạy lớp 1D
6 Phan Thị Thủy Giáo viên GVCN và giảng dạy lớp 1E
7 Cao Thị Hường Giáo viên GVCN và giảng dạy lớp 1G
8 Thái Thị Dương Liễu Giáo viên GVCN và giảng dạy lớp 1H. Quản lý, xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn tổ 1; các sân chơi trí tuệ; các cuộc thi, giao lưu khối 1.
9 Trương Thị Mỹ Giáo viên GVCN và giảng dạy lớp 2A
10 Nguyễn Thị Liên Giáo viên GVCN và giảng dạy lớp 2B
11 Cao Thị Minh Giáo viên GVCN và giảng dạy lớp 2C
12 Phạm Thị Lệ Thủy Giáo viên GVCN và giảng dạy lớp 2D
13 Nguyễn Thị Xuân Thanh Giáo viên GVCN và giảng dạy lớp 2E
14 Cao Thị Thảo Giáo viên GVCN và giảng dạy lớp 2G
15 Phạm Thị Thanh Mai Giáo viên GVCN và giảng dạy lớp 2H. TPCM2,3; Phụ trách CM khối 2, các sân chơi trí tuệ, cuộc thi, giao lưu các cấp cho học sinh lớp 2.
16 Nguyễn Thị Hiền Giáo viên GVCN và giảng dạy lớp 3A
17 Hoàng Thị Vân Giáo viên GVCN và giảng dạy lớp 3B
18 Cao Thị Thu Giáo viên GVCN và giảng dạy lớp 3C. TTCM 2,3 Phụ trách CM khối 3, các sân chơi trí tuệ, cuộc thi, giao lưu các cấp cho học sinh lớp 3.
19  Hoàng Thị Diện Giáo viên GVCN và giảng dạy lớp 3D
20 Phạm Thị Thảo Giáo viên GVCN và giảng dạy lớp 3E
21  Đặng Thị Dung Giáo viên GVCN và giảng dạy lớp 3G
22 Lương Thị Mai Giáo viên GVCN và giảng dạy lớp 3H
23 Lê Thị Hiển Giáo viên GVCN và giảng dạy lớp 3I
24 Đặng Thị Quyên Giáo viên GVCN và giảng dạy lớp 4A
25 Nguyễn Thị Thu Hương Giáo viên GVCN và giảng dạy lớp 4B
26  Cao Thị Thanh Hằng Giáo viên GVCN và giảng dạy lớp 4C
27  Nguyễn Thị Trường Giáo viên GVCN và giảng dạy lớp 4D
28 Phan Thị Châu Giáo viên GVCN và giảng dạy lớp 4E
29  Vũ Thị Đông Đức Giáo viên GVCN và giảng dạy lớp 4G. CTCĐ, PCTHĐ thi đua khen thưởng, các cuộc thi, vận động của ngành.
30 Trần Thị Vân Oanh Giáo viên GVCN và giảng dạy lớp 4H
31 Cao Thị Soa Giáo viên GVCN và giảng dạy lớp 4I
32 Nguyễn Thị Nhan Giáo viên GVCN và giảng dạy lớp 5A, TB thanh tra nhân dân.
33 Lê Thị Thanh Lâm Giáo viên GVCN và giảng dạy lớp 5B
34 Nguyễn Thị Bình Giáo viên GVCN và giảng dạy lớp 5C
35 Phạm Thị Thúy Vân Giáo viên GVCN và giảng dạy lớp 5D
36 Nguyễn Thị Hương Giáo viên GVCN và giảng dạy lớp 5E
37 Cao Thị Hằng Giáo viên GVCN và giảng dạy lớp 5G
38 Hoàng Lê Thu Hà Giáo viên GVCN và giảng dạy lớp 5H
39 Đặng Thị Thanh Bình   GVCN và giảng dạy lớp 5I, TT CM 4,5 Phụ trách CM khối 5, các sân chơi trí tuệ, cuộc thi, giao lưu các cấp cho học sinh lớp 5.
40 Phan Thị Châu   Dạy TNXH K 1 ,2 ; đạo đức k1.
41 Đàm Thị Hà Giáo viên Dạy Tin học k3 ;4 ;5 ; Phụ trách công nghệ thông tin ; CSDL,CCVC,PT kĩ thuật,thông tin các cuộc thi trên mạng.
42 Chu Thị Mai Giáo viên Dạy MT 1 ;3 ;4 ;5, HĐTN K1 ;4
43 Lê Thị Dung Giáo viên Dạy ÂN K 1 ;4 ;5 ; HĐTN 4, đạo đức1.
44 Vũ Thị Lâm Giáo viên Dạy Tiếng anh K 2 ;4
45 Nguyễn Thị Thu Hiền Giáo viên Dạy Tiếng anh K3 ;5
46 Hồ Thị Hoa Nhài Giáo viên Dạy Tiếng anh K5
47 Hoàng Thị Hồng Giáo viên Dạy Tiếng anh K3 ;4
48 Hoàng Linh Giang Giáo viên Dạy Tiếng anh K 1 ;2
49 Đặng Thị Quỳnh Nhân viên KT Tham gia, tham mưu quản lý tài chính nhà trường; theo dõi và  quản lý  ngân sách, chế độ cho CBGV và học sinh, tổ chức công tác thu và tổng hợp các khoản thu, chi trong  nhà trường. Theo dõi tài sản nhà trường; Theo dõi bảo hiểm, trực trống theo lịch.
50  Nguyễn Thị Hậu Nhân viên TV-TB Phụ trách công tác TV-TB;; Thủ quỹ, trực trống theo lịch, phục vụ.
51 Trần Thị Đông Nhân viên VP Văn phòng, văn thư lưu trữ; thông tin báo cáo; phần mềm CSDLN, học bạ ĐT, phục vụ, trực trống theo quy định.
52 Cao Thị Hà Nhân viên HĐYT Y tế, sữa HĐ, vệ sinh dãy 3 tầng và nhà wc hs mới, phòng HT, VP , trực trống theo lịch.
  * Lưu ý: Ngoài các nhiệm vụ đã được phân công như trên, trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ năm học, tất cả Viên chức- Người lao động tuân thủ một số việc đột xuất khi Hiệu trưởng điều động, phân công.
2. Thành lập các hội đồng, các tổ chuyên môn.
2.1. Hội đồng trường.
TT Họ và tên Chức vụ Nhiệm vụ
1 Cao Xuân Hùng Hiệu trưởng Chủ tịch Hội đồng
2 Nguyễn Thị Hương Trà Phó Hiệu trưởng Thành viên
3 Hoàng Thị Long Phó Hiệu trưởng Thành viên
4 Thái Thị Dương Liễu Tổ trưởng tổ 1 Thành viên
5 Trần Thanh Dũng TPT Đội Thành viên
6 Cao Thị Thu Tổ trưởng tổ 2,3 - GV Thành viên
7 Đặng Thị Thanh Bình Tổ trưởng tổ 4,5 - GV Thành viên
8 Nguyễn Thị Bình Thư ký HĐSP Thư kí HĐT
9 Vũ Thị Đông Đức  CTCĐ Thành viên
10 Cao Đức Bông Phó chủ tịch UBND xã DT Thành viên
11 CaoThanh Huyền Trưởng ban ĐDCMHS Thành viên
2. 2.Hội đồng thi đua khen thưởng              
TT Họ và tên Chức vụ Nhiệm vụ
1 Cao Xuân Hùng Hiệu Trưởng Chủ tịch Hội đồng
2 Hoàng Thị Long Phó Hiệu trưởng P.Chủ tịch Hội đồng
3 Nguyễn Thị Hương Trà P. Hiệu trưởng P. Chủ tịch Hội đồng
4 Vũ Thị Đông Đức CT Công đoàn P. Chủ tịch Hội đồng
5 Thái Thị Dương Liễu Tổ trưởng Tổ 1 Thành viên
6 Cao Thị Thu Tổ trưởng Tổ 2,3 Thành viên
7 Đặng Thị Thanh Bình Tổ trưởng Tổ 4,5 Thành viên
8 Nguyễn Thị Bình Thư kí HĐ Thư kí
9 Nguyễn Thị Nhan TBTTND Thành viên
2.3. Hội đồng tư vấn chuyên môn
TT Họ và tên Chức vụ Nhiệm vụ
1 Cao Xuân Hùng Hiệu Trưởng Chủ tịch Hội đồng
2 Hoàng Thị Long Phó Hiệu trưởng P.Chủ tịch Hội đồng
3 Nguyễn Thị Hương Trà P. Hiệu trưởng P. Chủ tịch Hội đồng
4 Thái Thị Dương Liễu TT tổ 1 P. Chủ tịch Hội đồng
5 Cao Thị Thu Tổ trưởng Tổ 2,3 Thành viên
6 Đặng Thị Thanh Bình Tổ trưởng Tổ 4,5 Thành viên
7 Nguyễn Thị Bình Thư kí HĐ Thư kí
8 Nguyễn Thị Nhan GV Khối 4,5 Thành viên
9 Vũ Thị Đông Đức CTCĐ Thành viên
11 Phạm Thị Thanh Mai Tổ phó tổ 2,3 Thành viên
12 Hồ Thị Hoa Nhài Gv Tiếng Anh Thành viên
13 Chu Thị Mai Gv MT Thành viên
2.4. các tổ chuyên môn:
 Thành lập 3 tổ chuyên môn  theo QĐ số 36/QĐ-THDT ngày 30 tháng 8 năm 2024.
 (Tổ 1 gồm có 14 thành viên; tổ 2,3 có 20 thành viên;  tổ 4,5 có 21 thành viên.)
    * Tổ chuyên môn 1
TT HỌ VÀ TÊN NHIỆM VỤ PC CHỨC VỤ GHI CHÚ
1 Võ Thị Nga Giáo viên GVCN và giảng dạy lớp 1A  
2 Cao Thị Hương Giáo viên GVCN và giảng dạy lớp 1B  
3 Đậu Thị Hoa Giáo viên GVCN và giảng dạy lớp 1C  
4 Nguyễn Thị Thành Giáo viên GVCN và giảng dạy lớp 1D  
5 Phan Thị Thủy Giáo viên GVCN và giảng dạy lớp 1E  
6 Cao Thị Hường Giáo viên GVCN và giảng dạy lớp 1G  
7 Thái Thị Dương Liễu Giáo viên TT -GVCN 1H.  
8 Trần Thanh Dũng Giáo viên TPT đội  
9 Chu Thị Mai GV chuyên GV chuyên  
10 Hoàng Linh Giang GV T.A GV chuyên  
11 Lê Thị Dung GV ÂN GV chuyên  
12 Cao Thị Hà Nhân viên Nhân viên  
13 Trần Thị Đông Nhân viên Nhân viên  
14 Nguyễn Thị Hương Trà CBQL P.HT  
* Tổ chuyên môn 2,3 .
TT HỌ VÀ TÊN NHIỆM VỤ ĐƯỢC PHÂN CÔNG CHỨC VỤ GHI CHÚ
1 Trương Thị Mỹ Giáo viên Tổ viên  
2 Nguyễn Thị Liên Giáo viên Tổ viên  
3 Cao Thị Minh Giáo viên Tổ viên  
4 Phạm Thị Lệ Thủy Giáo viên Tổ viên  
5 Nguyễn Thị Xuân Thanh Giáo viên Tổ viên  
6 Cao Thị Thảo Giáo viên Tổ viên  
7 Phạm Thị Thanh Mai Giáo viên Tổ phó  
8 Nguyễn Thị Hiền Giáo viên Tổ viên  
9 Hoàng Thị Vân Giáo viên Tổ viên  
10 Cao Thị Thu Giáo viên Tổ viên  
11 Hoàng Thị Diện Giáo viên Tổ viên  
12 Phạm Thị Thảo Giáo viên Tổ viên  
13 Đặng Thị Dung Giáo viên Tổ viên  
14 Lương Thị Mai Giáo viên Tổ viên  
15 Hoàng Thị Hồng Giáo viên T.A Tổ viên  
16 Nguyễn Thị Thu Hiền Giáo viên T.A Tổ viên  
17 Cao Xuân Hùng Hiệu trưởng Hiệu trưởng  
18 Đàm Thị Hà Giáo viên Tin học Tổ viên  
19 Phan Thị Châu GV bộ môn GV bộ môn  
20 Nguyễn Thị Hậu
 
Nhân viên TV-TB Tổ viên  
* Tổ chuyên môn 4, 5 .
TT HỌ VÀ TÊN NHIỆM VỤ ĐƯỢC PHÂN CÔNG CHỨC VỤ GHI CHÚ
1 Đặng Thị Quyên Giáo viên Tổ viên  
2 Nguyễn Thị Thu Hương Giáo viên Tổ viên  
3 Cao Thị Thanh Hằng Giáo viên Tổ viên  
4 Nguyễn Thị Trường Giáo viên Tổ viên  
5 Phan Thị Châu Giáo viên Tổ viên  
6 Vũ Thị Đông Đức Giáo viên Tổ viên  
7 Trần Thị Vân Oanh Giáo viên Tổ viên  
8 Cao Thị Soa Giáo viên Tổ viên 1
9 Nguyễn Thị Nhan Giáo viên Tổ viên  
10 Lê Thị Thanh Lâm Giáo viên Tổ viên  
11 Nguyễn Thị Bình Giáo viên Tổ viên  
12 Phạm Thị Thúy Vân Giáo viên Tổ viên  
13 Nguyễn Thị Hương Giáo viên Tổ viên  
14 Cao Thị Hằng Giáo viên HĐ Tổ viên  
15 Hoàng Lê Thu Hà Giáo viên Tổ viên  
16 Đặng Thị Thanh Bình Giáo viên Tổ trưởng  
17 Hồ Thị Hoa Nhài Giáo viên T.A Tổ viên  
18 Vũ Thị Lâm Giáo viên T.A Tổ viên  
19 Trần Thị Phương Giáo viên T.A Tổ viên  
20 Hoàng Thị Long Phó hiệu trưởng Tổ viên  
21 Đặng Thị Quỳnh Nhân viên KT Tổ viên  
Trên đây là Kế hoạch hoạt động giáo dục năm học 2024-2025 của trường Tiểu học Diễn Thành. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh, cần phải điều chỉnh, Hiệu trưởng điều chỉnh kế hoạch trình Hội đồng trường trao đổi, thống nhất và phê duyệt.
 
Nơi nhận:                                                                          HIỆU TRƯỞNG
- Phòng GD-ĐT (báo cáo);                                                   
- Hiệu trưởng; Phó Hiệu trưởng (  thực hiện);
- Các tổ trưởng chuyên môn; GV,NV (thực hiện);
- Các đoàn thể (phối hợp);
- BĐD CMHS; (phối hợp)                                                                     Cao Xuân Hùng
-Lưu:VT.                                                                                                                        
 
 
PHÊ DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG TRƯỜNG
.....................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................



 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
                  KẾ HOẠCH CÔNG TÁC NĂM HỌC 2024 - 2025
 
Thời gian Nội dung công việc Ghi chú
 
Tháng 8/2024
- Tập huấn , dạy thể nghiệm SGK lớp 5 CT 2018
- Tham gia SHCM cụm, Huyện về dạy học lớp 5
-  Tập huấn GV năm đầu dạy lớp 2,3,4  CTGDPT 2018
- Tuyển sinh lớp 1; tựu trường từ  26/8/2024;
- Tập huấn kỹ năng sống, STEM
- Tập huấn khai thác, sử dụng học liệu tiếng Anh
- Tập huấn sử dụng học bạ số.
- Chuẩn bị các điều kiện chuẩn bị cho khai giảng năm học mới: Tu sửa, bổ sung CSVC, cung ứng SGK.
- Triển khai công tác PCGD : GV thực hiện công tác điều tra
- Xây dựng KHGD nhà trường.
 
 
 
Tháng 9/2024
- Khai giảng năm học mới 5/9.
- Ổn định sau khai giảng
- Dạy học giáo dục theo kế hoạch
- Hội nghị CBCNVC, họp phụ huynh, kiện toàn các tổ chức.
- Thực hiện công tác PCGDTH theo quy định
- Sinh hoạt chuyên môn  trường
- Tổ chức “ Hội trăng rằm”
- Kiểm tra nội bộ trường học.
- Triển khai các hoạt động giáo dục nhân tháng An toàn giao thông; các hoạt động nhân tháng khuyến học.
- Báo cáo dữ liệu GD tiểu học đầu năm học qua phần mềm EQMS;
- Tập huấn dạy học tài liệu GD địa phương lớp 5
- Tập huấn kỹ năng hỗ trợ CM dự án Học thông qua chơi.
 
 
 
Tháng 10/2024
- Dạy học giáo dục theo kế hoạch
- Xây dựng kế hoạch KĐCL, ĐBCL
- Triển khai “ Tuần lễ học tập suốt đời”
- Kiểm tra nội bộ trường học.
- Tư vấn dạy học lớp 5 CT2018
- Sinh hoạt chuyên môn cấp trường về dạy học lớp 5
- Dạy thực nghiệm tài liệu GD địa phương lớp 5.
- Nạp hồ sơ PCGDTH năm 2024
 
 
 
 
Tháng 11/2024
- Dạy học, giáo dục theo kế hoạch
- Kiểm tra định kỳ giữa học kỳ I.
- Tổ chức các hoạt động chào mừng ngày NGVN
- Kiểm tra nội bộ trường học
- Sinh hoạt chuyên môn cấp trường về thực hiện CTGDPT 2018.
- Đón đoàn KT PC GDTH của Huyện
- Thi GVG Huyện (Báo cáo biện pháp)
- Tập huấn, hỗ trợ chuyên môn dự án Học thông qua chơi.
 
 
 
 
Tháng 12/2024
- Dạy học giáo dục theo kế hoạch
- Kiểm tra nội bộ trường học
- Sinh hoạt chuyên môn trường về Học thông qua chơi
- Tham gia sinh hoạt CM cấp Huyện về DH lớp 5
- Hội thi GVDG cấp huyện (Thực hành)
- Hội thảo, tập huấn dạy học môn Lịch sử - Địa lý lớp 5; Âm nhac, MT, HĐTN 5
- Tổ chức các hoạt động chào mừng ngày 22/12: K/c nhân vật tìm hiểu về ngày 22/12.
- Giao lưu Văn, Toán tuổi thơ cấp trường (K5)
 
 
 
 
Tháng 01/2025
- Dạy học giáo dục theo kế hoạch
- Kiểm tra định kỳ cuối học kỳ I.
- Hoàn thành chương trình học kỳ I, triển khai chương trình học kỳ II năm học 2024-2025
- Sinh hoạt chuyên môn  trường về Học thông qua chơi
- Kiểm tra nội bộ trường học
- Ngày hội trò chơi dân gian
- Giao lưu Văn, Toán tuổi thơ cấp trường (K5)
 
 
 
Tháng 02/2025
- Dạy học giáo dục theo kế hoạch.
- Kiểm tra nề nếp dạy học sau Tết nguyên đán
- Sinh hoạt chuyên môn  trường
- Kiểm tra nội bộ trường học
- Tổ chức các HĐ giao lưu, sân chơi trí tuệ
- Kiểm tra nền nếp dạy và học sau Tết nguyên đán
- Giao lưu Văn, Toán tuổi thơ cấp trường (K4; K5)
 
 
Tháng 3/2025
- Dạy học giáo dục theo kế hoạch
- Giao lưu văn, toán tuổi thơ cấp Huyện.
- Kiểm tra nội bộ trường học.
- Tổ chức các hoạt động kỷ niệm ngày 8/3; 26/3: Thi “ Búp măng xinh – Thiếu nhi vui khỏe” K1,2,3
- Sinh hoạt chuyên môn trường
- Kiểm tra định kỳ giữa học kỳ II.
- Tổ chức các hoạt động học tập, trải nghiệm
 
 
Tháng 4/2025
- Dạy học giáo dục theo kế hoạch
- Sinh hoạt chuyên môn trường chia sẻ kinh nghiệm áp dụng Học thông qua chơi.
- Tổ chức ngày hội đọc sách năm 2025 nhân ngày sách Việt Nam
- Khảo sát chất lượng các khối lớp 1-5
- Kiểm tra nội bộ trường học
- Rung chuông vàng K4,5
- Tổ chức các hoạt động học tập, trải nghiệm
 
 
Tháng 5/2025
- Dạy học giáo dục theo kế hoạch.
- Thi kể chuyện về Bác Hồ
- Kiểm tra định kỳ cuối năm học, hoàn thành chương trình năm học 2024-2025
- Lễ ra trường và bàn giao HS lớp 5 cho trường THCS.
- Đánh giá xếp loại VC năm học 2024- 2025
- Kiểm kê CSVC, sách, TBDH sau năm học; KT tài chính, tài sản
- Hoàn thành báo cáo cuối năm.
- Hoàn thành hồ sơ  và xét thi đua khen thưởng cuối năm học.
- Hoàn thành CSDL cuối năm học.
 
 
Tháng 6/2025
- Nạp các loại báo cáo về PGD&ĐT
- Xây dựng, bổ sung CSVC, sách, TBDH chuẩn bị năm học mới
- CBQL, GV nghỉ hè theo qui định.
 
 
Tháng 7/2025
- Chuẩn bị công tác bồi dưỡng hè 2025
- Tham gia tập huấn hè do Sở, Bộ triển khai.
 
 
                
 
 
 
 

Nguồn tin: tieuhocdienthanh.dienchau.edu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn cần  
/
 để chia sẽ thông tin,ý kiến ...
LIÊN KẾT WEBSITE
  THỐNG KÊ
  • Đang truy cập4
  • Hôm nay124
  • Tháng hiện tại3,341
  • Tổng lượt truy cập302,044
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây